Được tạo ra và phát triển trong bối cảnh bùng nổ thương mại điện tử và mua sắm online, mô hình C2C được biết đến là mô hình kinh doanh có khả năng thúc đẩy tăng trưởng mạnh cho doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về mô hình này, hãy cùng SUPRO tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mô hình C2C là gì?
Nội dung chi tiết
1. Mô hình C2C là gì?
C2C là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Customer to Customer” hoặc “Consumer to Consumer”. Đây là mô hình kinh doanh trong đó khách hàng chính là người mua và người bán. Họ có thể tự kinh doanh hoặc giao dịch với nhau thông qua một nền tảng thứ ba. Mô hình C2C chủ yếu phát triển dưới môi trường trực tuyến hoặc thương mại điện tử.
Được biết, C2C là loại hình thương mại điện tử. Nó được phân loại dựa vào sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành mà doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những gì họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau.
2. Các nền tảng C2C phổ biến hiện nay
Trong những năm trở lại đây, nhiều nền tảng thương mại điện tử giúp người mua tìm kiếm các mặt hàng họ mong muốn một cách dễ dàng. Đồng thời mang đến cho người bán nhóm khách hàng tiềm năng. Hầu hết các mô hình C2C kiếm tiền bằng cách tính phí người bán khi đưa các mặt hàng của họ lên kệ hàng điện tử. Các nền tảng C2C có thể kể đến như:
2.1. Nền tảng đấu giá
Các website đấu giá trực tuyến cho phép người bán niêm yết hàng hóa với mức giá tối thiểu. Sau đó cho phép nhiều khách hàng đấu giá mặt hàng đó cho đến khi có người chiến thắng. Việc đặt ra mức giá có thể làm tăng giá cao hơn so với việc người bán niêm yết mặt hàng ở một mức giá cố định.
2.2. Trao đổi vật phẩm với mô hình C2C
Có một vài nền tảng trực tuyến kết nối người mua và người bán muốn trao đổi hàng hóa. Đó có thể là từ những món đồ nội thất đã qua sử dụng đến tác phẩm nghệ thuật và bất kỳ sản phẩm nào. Nhiều nền tảng tồn tại ở cả dạng website và cả ứng dụng. Thậm chí chúng cho phép người dùng tìm kiếm theo vị trí địa lý để có thể trực tiếp thực hiện các giao dịch.
2.3. Trao đổi dịch vụ
Bạn cũng có thể sử dụng các trang C2C trực tuyến để mua và bán. Đặc biệt là trao đổi các dịch vụ như thuê người dọn dẹp nhà cửa, thuê một người chăm sóc trẻ hoặc thuê nhà ở.
2.4. Cổng thanh toán điện tử
Cổng thanh toán điện tử C2C được tạo ra nhằm liệt kê hàng hóa và dịch vụ để bán. Đồng thời, tạo điều kiện thanh toán cho việc bán hàng trên các nền tảng khác. Các nền tảng này có thể kiếm tiền bằng cách tính phí người dùng. Từ đó, chuyển thu vào tài khoản ngân hàng của họ.
3. Lợi ích và rủi ro khi áp dụng mô hình C2C
3.1. Lợi ích
Việc áp dụng hình thức C2C sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho cả người mua và người bán.
- Lợi nhuận cao, chi phí thấp
Việc loại bỏ người bán buôn và bán lẻ khỏi giao dịch sẽ cho phép người bán kiếm được lợi nhuận cao hơn từ doanh số bán hàng của họ. Hơn nữa giúp người mua tìm được giá thấp hơn khi mua hàng hóa mà họ cần.
- Đăng tin bán sản phẩm dễ dàng
Có những sản phẩm bạn mua về từ lâu nhưng không có nhu cầu sử dụng đến, hoặc đã qua sử dụng nhưng không cần thiết nữa. Tất cả đều có thể được rao bán một cách dễ dàng trên các sàn thương mại điện tử C2C.
Điều này giúp bạn khai thác triệt để giá trị của món đồ. Bên cạnh đó, bạn có thể thoải mái bán nhiều món hàng tùy thích mà không bị giới hạn về số lượng.
- Sản phẩm đa dạng
Mô hình C2C là nơi lý tưởng cho những người kinh doanh đồ sưu tầm quý hiếm. Đồng thời mô hình này cũng dành cho những ai muốn mua bán đồ cũ khó tìm thấy từ các cơ sở kinh doanh truyền thống.
- Thuận lợi cho cả bên bán và bên mua
Hình thức C2C đã loại bỏ nhiều rào cản ngăn cản khi người tiêu dùng sử dụng các mô hình kinh doanh khác. Đối với người mua thì dễ dàng tìm kiếm hàng hóa và dịch vụ có giá cả hợp lý. Đối với người bán thì được loại bỏ hết những bất tiện, làm cho việc kinh doanh trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Xem thêm: 10 ý tưởng truyền thông xã hội độc đáo 2023
3.2. Rủi ro
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích, nhưng mô hình C2C cũng có một số nhược điểm và rủi ro nhất định. Cụ thể là:
- Quản lý chất lượng thiếu chặt chẽ
Các nền tảng C2C không trực tiếp sản xuất và bán hàng hóa nên không điều chỉnh được chất lượng của sản phẩm trên trang web của họ.
- Thanh toán có thể gặp một số khó khăn
Không phải tất cả các mô hình C2C đều có hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng được tích hợp sẵn nên việc thanh toán có thể phải thực hiện thông qua tiền mặt hoặc một nền tảng thanh toán riêng biệt. Khi đó, có thể tính phí chuyển khoản.
- Tỷ lệ lừa đảo cao
Vì không có các quy định như các mô hình kinh doanh truyền thống, mô hình C2C có nhiều trường hợp gặp phải kẻ gian nhằm lừa gạt cả người mua và người bán. Vậy nên, người mua nên cảnh giác với những người bán yêu cầu các phương thức thanh toán bất hợp lý. Đồng thời, không nên cung cấp thông tin cá nhân để tự bảo vệ mình.
Về phía người bán thì nên nhận được thanh toán đầy đủ trước khi giao hàng nhưng phải tuân thủ những yêu cầu xác minh từ phía khách hàng.
4. Ví dụ mô hình C2C tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện đang có hai mô hình kinh doanh C2C điển hình.
4.1. Mô hình C2C tại Việt Nam – Tiki
Tiki đã quá quen thuộc với những ai thường xuyên mua sách và văn phòng phẩm. Trước đây, Tiki triển khai theo mô hình B2C giữa các nhà xuất bản với khách hàng nhằm đảm bảo vấn đề bản quyền và chất lượng sản phẩm. Nhưng để mở rộng thêm nhiều danh mục hàng hóa, Tiki triển khai thêm mô hình kinh doanh C2C với nhiều mặt hàng, trong đó có đồ điện tử, đồ gia dụng và hàng hóa thiết yếu.
Mặc dù vậy, Tiki vẫn đòi hỏi chặt chẽ về giấy tờ kinh doanh, chứng minh sản phẩm nhằm đảm bảo hàng thật và giá bán cũng được kiểm soát nên giá tại Tiki không quá chênh lệch so với thị trường.
4.2. Shopee
Shopee được biết là kênh thương mại điện tử ứng dụng có lượng người dùng lớn nhất tại Việt Nam. Shopee có các chính sách hỗ trợ người bán. Tại đây có số lượng gian hàng lớn mở rộng trong và ngoài nước, cùng với đó là hệ thống đối tác giao hàng lớn góp phần giúp người bán và cả người mua đều dễ dàng trao đổi hay mua sắm. Với nhiều chương trình ưu đãi cùng giá thành hợp lý, Shopee đang dần trở thành sự lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng trực tuyến.
Xem thêm: Marketing dịch vụ là gì? 6 Hình thức phổ biến hiện nay
Từ những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu phần nào về mô hình C2C. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Hãy follow Supro.vn để thường xuyên cập nhật những kiến thức marketing và kinh doanh mới nhất nhé!