Ngày nay người dùng có rất nhiều sự lựa chọn cho cùng một sản phẩm, tính năng. Chính vì vậy, để họ lựa chọn thương hiệu của mình chúng ta sẽ cần đến sự trợ giúp của USP marketing. Vậy USP marketing là gì? Làm thế nào để tạo ra USP độc đáo và đặc biệt? Để hiểu rõ hơn về điều này bạn hãy cùng Supro tìm hiểu chúng ngay trong nội dung sau đây.
Nội dung chi tiết
1. USP marketing là gì?
USP marketing hay Unique Selling Point là những đặc điểm, tiện ích độc nhất mà chỉ có ở sản phẩm của bạn. Chúng có thể được thể hiện qua chiến lược giá, tính năng, điểm bán, kích thước,… của sản phẩm. Ngoài ra, USP còn là cơ hội tiềm năng để doanh nghiệp tạo ra những lợi thế cạnh tranh trên thị trường, thu hút được nhiều khách hàng hơn trong tương lai.
2. USP đóng vai trò gì trong chiến lược marketing của doanh nghiệp?
USP marketing có vai trò quan trọng trong các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Ứng dụng tốt hình thức này doanh nghiệp có thể nâng cao vị thế của mình trên thị trường, mở rộng thị trường tiếp cận,…
2.1 Xây dựng và định vị thương hiệu bằng USP marketing
Nhờ vào USP doanh nghiệp có thể xây dựng những điểm đặc biệt của mình và truyền tải nó rộng rãi trên thị trường. Đây cũng chính là một phần tất yếu không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng và định vị thương hiệu.
Bên cạnh đó, những điểm đặc biệt này còn giúp bạn nhanh chóng ghi dấu ấn trong lòng khách hàng và được họ tin tưởng sử dụng.
2.2 Tạo lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh luôn được tạo ra từ những điểm khác biệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Sở hữu càng nhiều sự độc đáo trong USP marketing bạn càng dễ cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Những đặc điểm này sẽ là yếu tố khiến khách hàng nhớ đến bạn lâu hơn, ưu tiên lựa chọn thương hiệu mỗi khi họ có nhu cầu.

2.3 Thu hút khách hàng tiềm năng
Một USP mạnh mẽ sẽ tạo ra sự thích thú và tò mò với những người tiếp cận với chúng. Qua đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút và xây dựng cho mình những tệp khách hàng tiềm năng, có khả năng chuyển đổi cao.
2.4 Tạo ra sự thành công của chiến dịch tiếp thị
Để xác định mục tiêu dài hạn cũng như các công việc cần triển khai trong kế hoạch tiếp thị chúng ta cần đến sự góp mặt của USP. Chúng có khả năng giúp bạn tạo nên một chiến dịch đáng nhớ và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

3. 5 Bước thiết lập USP marketing độc đáo, nổi bật
Sự thành công của brand và chiến dịch tiếp thị không thể thiếu đi USP. Tuy nhiên, để thiết lập USP marketing độc đáo và nổi bật bạn nên thực hiện theo 5 bước sau:
Bước 1: Tìm ra thị trường mục tiêu
Trước khi bắt tay vào thiết lập USP chúng ta cần phải tìm ra thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp của mình. Việc này sẽ gồm có các nhiệm vụ sau:
- Xác định kích thước thị trường mà sản phẩm sẽ tồn tại.
- Đánh giá xu hướng phát triển.
- Tìm hiểu các yếu tố có khả năng tác động đến thị trường và đánh giá chúng.
Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng
USP marketing được tạo ra từ những nhu cầu, sở thích hay tính năng của sản phẩm được khách hàng đánh giá cao. Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tinh tế và thấu hiểu khách hàng cũng như những giá trị độc đáo mà sản phẩm mang lại. Nhằm nâng cao hiệu quả công việc bạn có thể thực hiện một số cuộc khảo sát, phỏng vấn hoặc xin tư vấn từ các chuyên gia trong ngành.

Bước 3: Phân tích các đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là một bước không thể thiếu trong quá trình thiết lập USP marketing. Qua đây chúng ta có thể học hỏi những điểm mạnh và rút ra cho mình những bài học quý giá từ chiến dịch của họ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tìm ra lỗ hổng trong USP của đối thủ và biến nó thành lợi thế của mình.
Bước 4: Xác định những điểm độc đáo trong USP marketing
Dựa vào những thông tin đã tìm hiểu được ở trên team marketing hãy xác định USP cho doanh nghiệp. Đây phải là điểm độc đáo, đặc biệt, mang lại lợi ích cho khách hàng mà không doanh nghiệp nào sở hữu.

Bước 5: Đánh giá và phát triển
Nếu muốn USP marketing luôn đạt hiệu quả cao bạn phải tiến hành đánh giá chúng định kỳ. Điều này giúp bạn thấy được những điểm hạn chế trong chiến dịch và xử lý chúng kịp thời. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phát triển thêm những Unique Selling Point khác để cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trường.
4. Một số ví dụ về USP trên thị trường
Doanh nghiệp nào trên thị trường cũng sở hữu cho mình một chiến dịch USP marketing riêng. Dưới đây là ví dụ thực tế của một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới,
4.1 Canva
Với USP “Empowering the word to design” Canva đã và đang trở thành phần mềm thiết kế được rất nhiều người dùng yêu thích. Khác với một số công cụ trên thị trường đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, Canva hỗ trợ người dùng thiết kế những ấn phẩm chuyên nghiệp chỉ trong vài phút.

4.2 Domino’s Pizza
“You get fresh, hot pizza delivered to your door in 30 minutes or less or it’s free” là USP marketing của Domino’s Pizza trong một thời gian dài. Sử dụng tâm lý và nhu cầu người dùng mỗi khi đặt đồ ăn về nhà thương hiệu đã sử dụng thời gian giao hàng làm USP cho brand của mình. USP marketing này đã nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng tuy nhiên đến nay thương hiệu đã không còn thực hiện chiến lược này.
4.3 USP marketing của Tiki
Tiki là một trong những sàn thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam. Doanh nghiệp này không cạnh tranh về sản phẩm, giá thành với các đối thủ cùng ngành mà họ sử dụng thời gian giao hàng làm USP.
Khách hàng không cần chờ vài ngày thậm chí là 1 tuần với TiKi chúng ta có thể nhận hàng chỉ sau 2 giờ đặt hàng. Với sự độc đáo này chiến dịch đã thu hút được lượng lớn người dùng quan tâm và trải nghiệm dịch vụ giao hàng siêu tốc.

USP marketing là một trong những chiến dịch tiếp thị giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ trên thị trường mà bạn nên áp dụng. SUPRO hy vọng rằng bài viết này dã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về USP marketing. Hãy liên hệ ngay với SUPRO qua Hotline 0904383198 nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về digital marketing để được tư vấn và giải đáp miễn phí.