Người dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng cuộc sống, những vấn đề bảo vệ môi trường. Vậy nên hình thức marketing xanh hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp triển khai và áp dụng. Nhưng marketing xanh là gì? Có những hình thức green marketing nào? Hãy cùng Supro tìm hiểu ngay bây giờ.
Nội dung chi tiết
1. Marketing xanh là gì?
Marketing xanh là những hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm hướng đến bảo vệ môi trường, mang lại sự phát triển bền vững. Green marketing không chỉ được thể hiện qua hình thức tiếp thị mà còn thể hiện qua sản phẩm, bao bì đóng gói,…
2. 4 Lợi ích hình thức marketing xanh đem lại cho doanh nghiệp
Marketing xanh đã và đang trở thành xu hướng tiếp thị trên thị trường hiện nay bởi một số lợi ích sau:
2.1 Mở rộng thị trường
Người tiêu dùng ngày nay ngày càng quan tâm đến chất lượng môi trường sống. Vậy nên green marketing sẽ giúp bạn nhanh chóng mở rộng thị trường tiếp cận. Ngoài những tệp khách hàng cũ, giờ đây chúng ta còn thu hút thêm được những người có lối sống xanh, bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, để làm được điều này các doanh nghiệp cần chứng minh nguồn gốc sản phẩm, bao bì đóng gói của chúng. Đây cũng có thể trở thành lợi thế cạnh tranh của bạn so với các đối thủ cùng ngành nếu chúng ta triển khai tốt green marketing.
2.2 Tăng khả năng quay lại chuyển đổi của khách hàng
Một số thống kê cho biết, 55% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền cho các dịch vụ và sản phẩm xanh. Qua dữ liệu trên, chúng ta có thể thấy marketing xanh không chỉ giúp bạn mở rộng thị trường mà còn tăng khả năng quay lại của khách hàng. Những người dùng mong muốn bảo vệ môi trường sẽ tìm đến doanh nghiệp và ủng hộ sản phẩm của bạn.
2.3 Tiết kiệm chi phí sản xuất bằng marketing xanh
Để tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như ngân sách mua nguyên liệu chúng ta có thể sử dụng sản phẩm tái chế. Không những vậy những chi phí về rác thải, khí thải cũng được giảm đáng kể khi bạn sử dụng những nguyên liệu này.

2.4 Bảo vệ môi trường
Marketing xanh không chỉ đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần rất lớn bảo vệ môi trường. Điều này có khả năng làm chậm quá trình biến đổi không khí, hạn chế thiên tai, lũ lụt và một số khủng hoảng thời tiết khác.
3. 5 Yếu tố cốt lõi tạo nên green marketing
Marketing xanh được hình thành bởi 5 yếu tố sau:
3.1 Thiết kế xanh
Thiết kế xanh là yếu tố quan trọng để bạn định vị thương hiệu của mình. Đây cũng là dấu hiệu cho người dùng nhận biết và ghi nhớ sản phẩm và doanh nghiệp. Để hình dung rõ hơn về thiết kế xanh bạn có thể tham khảo một số brand nổi tiếng trên thị trường hiện nay về green marketing như: Cocoon, The Body Shop,…

3.2 Định vị thương hiệu
ĐỊnh vị thương hiệu là công việc không thể bỏ qua trong quá trình hình thành và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp làm green marketing khiến người dùng có cái nhìn tiêu cực về hình thức này.
Nhằm khắc phục tình trạng này, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp cần đồng nhất và hướng đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên hợp tác với một số tổ chức sống xanh để nâng cao uy tín, xây dựng lòng tin với khách hàng.
3.3 Tính năng sản phẩm
Tính năng sản phẩm là một trong những yếu tố có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Chúng sẽ cho người mua thấy được giá trị bền vững cũng như những tiện ích trong tương lai khi sử dụng.
Một trong những ví dụ điển hình cho yếu tố này chúng ta phải kể đến xe điện Vinfast. Dòng xe điện của Vingroup không chỉ bảo vệ môi trường bởi khí thải từ nhiên liệu, động cơ mà người dùng còn không cần tốn tiền mua xăng để vận hành.

3.4 Thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Một trong những cách marketing xanh của doanh nghiệp chính là thực hiện chuyển đổi số. Thay vì in ấn các poster, banner, phát tờ rơi,… làm gia tăng rác thải chúng ta có thể triển khai hoàn toàn trên Internet. Với số lượng người dùng khổng lồ sự thay đổi này sẽ giúp bạn tiếp thị được rất nhiều khách hàng tiềm năng mà vẫn bảo vệ môi trường.
3.5 Vòng đời sản phẩm
Mọi yếu tố liên quan đến sản phẩm trong marketing xanh đều phải hướng đến mục đích bảo vệ môi trường. Sau khi sử dụng nhà sản xuất phải đảm bảo rằng sản phẩm có khả năng tái chế và không gây ra khí thải, rác thải có hại đến môi trường sống. Chúng có thể tự phân huỷ hoặc có thể sử dụng với nhiều mục đích khác phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của khách hàng.

4. 3 Hình thức green marketing phổ biến hiện nay
Các doanh nghiệp có thể bắt đầu triển khai marketing xanh với 3 hình thức dưới đây:
4.1 Tăng cường sử dụng nguyên liệu tái chế
Chúng ta thường thấy bao bì sản phẩm được làm từ nhựa nhưng đây là vật liệu rất khó để phân huỷ khi được thải ra ngoài môi trường. Vậy nên khi hướng đến marketing xanh doanh nghiệp sẽ hạn chế sử dụng nhựa và tăng cường sử dụng những nguyên liệu như giấy, bìa carton,…
4.2 Xây dựng những chương hữu ích khi triển khai marketing xanh
Làm green marketing chúng ta không thể bỏ qua những hoạt động vì cộng động. Những hoạt động này sẽ khiến khách hàng có ấn tượng tốt với thương hiệu và sản phẩm, nâng cao ý thức cho cộng đồng.
Năm 2023, Cocoon đã triển khai chương trình đổi 10 viên pin cũ khách hàng sẽ nhận được 1 thỏi son dưỡng của hãng. Chiến dịch này được thực hiện tại hơn 60 điểm thu hồi trên toàn quốc.
4.3 Sản phẩm được làm từ nguyên liệu tái chế
Sản phẩm được làm từ nguyên liệu tái chế mặc dù chưa thực sự phổ biến trên thị trường nhưng đây lại là lợi thế cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp.

Marketing xanh được đánh giá là chiến lược tiếp thị rất phù hợp với xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Bên cạnh đó chúng cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi triển khai. Qua bài viết này SUPRO mong rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp tiếp thị này cũng như lựa chọn được hình thức phù hợp với doanh nghiệp mình.