Facebook không chỉ được biết đến là một mạng xã hội mà còn là nơi tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp hiện nay đều tiến hành xây dựng chiến lược Facebook Marketing. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Nội dung chi tiết
1. Facebook Marketing là gì?
Facebook Marketing là các hoạt động Marketing của công ty được thực hiện trên nền tảng Facebook. Chúng bao gồm các công việc như: Xây dựng Fanpage, thương hiệu cá nhân, tương tác, quảng cáo, seeding,…
2. Đặc điểm của chiến lược Facebook Marketing
Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn Facebook để thực hiện chiến lược Marketing của mình nhưng không phải ai cũng thành công. Nắm rõ đặc điểm của chiến lược, độ phù hợp của doanh nghiệp với kênh tiếp thị sẽ giúp bạn tránh những rủi ro không đáng có.
2.1 Ưu điểm
- Tiếp cận được số lượng khách hàng khổng lồ
- Giúp doanh nghiệp phủ sóng, định vị thương hiệu
- Cung cấp cho người dùng nhiều tính năng miễn phí
- Cho phép người dùng triển khai chiến dịch quảng cáo với chi phí thấp
- Xác định khách hàng mục tiêu thông qua tính năng insight của Facebook
2.2 Nhược điểm
- Tính cạnh tranh cao
- Có những quy định, chính sách chặt chẽ
- Cần chuẩn bị kiến thức và kỹ năng chạy ads cần thiết
3. 3 Kênh Marketing trên Facebook bạn nên biết
Hiện nay, bạn có thể triển khai chiến lược Facebook Marketing thông qua 3 kênh chính của nền tảng này đó là: trang cá nhân, Fanpage, Group.
3.1 Fanpage
Fanpage là công cụ hoàn toàn miễn phí đến từ Facebook. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều quảng bá, truyền thông và thực hiện các chiến lược Facebook Marketing của mình bằng Fanpage. Bên cạnh đó, đây còn là cầu nối giữa bạn và khách hàng của mình.
3.2 Facebook cá nhân
Để triển khai chiến lược trên trang cá nhân, đầu tiên bạn cần xây dựng thương hiệu, uy tín của mình trên Facebook.
Bạn có thể đăng tải những nội dung chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm nhằm thu hút người dùng. Nhờ vào uy tín của bản thân, bạn sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin của khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.
3.3 Group
Group là nơi chia sẻ, giao lưu giữa những người dùng có cùng sở thích, sự quan tâm với nhau. Xây dựng group giúp bạn kết nối với khách hàng của mình, nắm bắt tâm lý, feedback của họ để cải thiện ngày một tốt hơn. Không những vậy, đây còn là nơi PR sản phẩm miễn phí bằng những chia sẻ của khách hàng cũ.
4. 7 Bước xây dựng chiến lược Facebook Marketing đơn giản, hiệu quả
Nếu bạn còn băn khoăn, chưa biết cách xây dựng chiến lược Facebook Marketing. Hãy tiến hành theo 7 bước sau đây để chiến lược của mình đạt được kết quả tốt nhất.
Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến lược Marketing Facebook
Bất kỳ chiến lược nào cũng cần có mục tiêu cụ thể. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm tra được kết quả, chất lượng của chúng. Để xác định mục tiêu, bạn có thể tiến hành trả lời một số câu hỏi sau:
- Định hướng doanh nghiệp của bạn là gì?
- Bạn muốn tiếp cận bao nhiêu khách hàng trong thời gian bao lâu?
- Bán hàng ngắn hạn hay xây dựng thương hiệu lâu dài?
Bước 2: Xác định chân dung khách hàng
Xác định chân dung khách hàng nhằm tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả của chiến lược Facebook Marketing. Hiểu được người dùng giúp bạn tạo ra được những kế hoạch phù hợp, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.
Hãy xác định chân dung khách hàng bằng các yếu tố như:
- Nhân khẩu học
- Thói quen mua sắm
- Nhu cầu, mong muốn của họ
Bước 3: Xây dựng Fanpage
Xây dựng Fanpage là công việc không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Chúng có những tính năng giúp bạn đo lường được số người truy cập, thời gian, các chỉ số của quảng cáo,… mà Group hay Facebook cá nhân không có. Nhờ vào Fanpage chúng ta sẽ dễ dàng theo dõi và đánh giá được hiệu quả của chiến lược.
Bước 4: Xây dựng nội dung
Content sáng tạo, phù hợp chính là yếu tố để bạn giữ chân khách hàng, kích thích họ tìm hiểu về sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ tập trung sản xuất những nội dung với mục đích bán hàng sẽ gây nhàm chán cho người xem. Để khắc phục điều này, bạn nên tham khảo quy tắc 80/20 và quy tắc một phần ba trên mạng xã hội.
Bước 5: Lên kế hoạch đăng tải nội dung
Đối với những nội dung không trả tiền trên Facebook, phạm vị tiếp cận sẽ bị hạn chế. Bạn cần tận dụng những khung giờ vàng để đăng bài nhằm tăng tỷ lệ hiển thị cho bài viết của mình. 3 Khung giờ vàng của nền tảng hiện nay:
- 7 Giờ đến 8 giờ
- 11 giờ 30 đến 13 giờ
- 21 giờ đến 22 giờ
Ngoài ra, bạn nên sử dụng tính năng setup lịch đăng bài trên Fanpage nhằm tối ưu hoá hiệu quả công việc.
Bước 6: Triển khai chiến dịch quảng cáo
Trong chiến lược Facebook Marketing không thể thiếu quảng cáo. Facebook cho phép bạn chạy quảng cáo với ngân sách thấp.
Chúng ta hoàn toàn có thể setup được chiến dịch quảng cáo dựa vào những thông tin đã nghiên cứu ở trên. Tùy vào mục đích, nhu cầu, ngân sách của mỗi doanh nghiệp mà các chiến dịch sẽ khác nhau.
Bước 7: Theo dõi, đo lường kết quả
Bạn nên tận dụng công cụ Page Insight để có cái nhìn tổng quát về chiến lược Facebook Marketing của mình. Page Insight cung cấp cho người dùng một số thông tin, chỉ số như:
- Lượt like
- Views
- Số người xem
- Số lượt truy cập trang
- Các dữ liệu về nội dung đăng tải
SUPRO hy vọng qua bài viết này bạn có thể xây dựng được chiến lược Facebook Marketing cho doanh nghiệp của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về Digital Marketing hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0904.383.198 để được tư vấn miễn phí.