5 Bước triển khai mô hình chuỗi giá trị tạo lợi thế cạnh tranh

5/5 - (1 bình chọn)

Với tình trạng suy thoái kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp đều phải tạo cho mình những lợi thế cạnh tranh riêng để tồn tại và phát triển. Xây dựng mô hình chuỗi giá trị là một trong những giải pháp được đề xuất để giải quyết nỗi lo này cho doanh nghiệp. Để hiểu hơn về mô hình này, hãy cùng đọc bài viết này của Supro. 

1. Mô hình chuỗi giá trị là gì? 

Chuỗi giá trị (Value Chain) là mô hình phân tích các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra giá trị cho sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Chúng có khả năng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

2. Những lợi ích mô hình chuỗi giá trị đem lại cho doanh nghiệp

Value Chain hiện đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi vì chúng có thể đem lại những lợi ích đặc biệt như: 

  • Tăng trưởng doanh thu nhanh chóng nhờ vào các hoạt động tối ưu, cắt giảm những chi phí không cần thiết.
  • Thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Từ đó nâng cao trải nghiệm, chất lượng sản phẩm của mình.
  • Phân bố công việc phù hợp cho từng bộ phận, cá nhân nhằm đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả công việc. 
  • Nhờ vào mô hình chuỗi giá trị, bạn sẽ tập trung vào các hoạt động cải thiện chất lượng, giảm chi phí. Chúng sẽ giúp các doanh nghiệp tạo thêm lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Phân chia công việc phù hợp giúp bạn nâng cao tiến độ, chất lượng công việc 
Phân chia công việc phù hợp giúp bạn nâng cao tiến độ, chất lượng công việc

3. Các hoạt động chính trong mô hình 

Mô hình được xây dựng bởi 5 hoạt động chính và 4 hoạt động hỗ trợ.

Các thành phần trong mô hình chuỗi giá trị 
Các thành phần trong mô hình chuỗi giá trị

3.1 5 Hoạt động chính

  • Inbound Logistics (Vận chuyển đầu vào): Tiếp nhận, lưu trữ nguyên liệu đầu vào, kiểm soát, quản lý kho bãi,..
  • Operations (Chế tạo) : Quá trình sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu thô, vận hành, đóng gói,…
  • Outbound Logistics (Vận chuyển dầu ra): Phân phối, vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
  • Marketing & Sales (Tiếp thị và bán hàng): Xây dựng chiến lược quảng bá, truyền thông nhằm phủ sóng thương hiệu, tăng doanh thu bán hàng.
  • Service (Dịch vụ): Chăm sóc khách hàng, chính sách bảo hành, hỗ trợ khách hàng.

3.2 4 Hoạt động hỗ trợ trong mô hình chuỗi giá trị

  • Procurement (Nhập hàng): Tìm kiếm, thu mua nguyên liệu thô với giá cả tốt nhất.
  • Technological Development (Phát triển sản phẩm): Đưa ra các ý tưởng, giải pháp để cải thiện và đổi mới sản phẩm trong mô hình chuỗi giá trị. 
  • Human Resource (Quản lý nhân sự): Tuyển dụng, đào tạo những nhân viên tiềm năng cho doanh nghiệp.
  • Infrastructure (Cơ sở hạ tầng): Hệ thống chính sách, pháp lý giúp duy trì hoạt động của công ty.

4. 5 Bước triển khai mô hình chuỗi giá trị tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Để triển khai mô hình hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo 5 bước sau đây:

Bước 1: Xác định các hoạt động

Xác định những hoạt động cần thực hiện đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng mô hình chuỗi giá trị. Dựa và mục tiêu của doanh nghiệp bạn hãy liệt kê những hoạt động chính, hoạt động hỗ trợ mà chúng ta cần thực hiện. 

Để triển khai mô hình, đầu tiên bạn phải xác định các hoạt động cần triển khai
Để triển khai mô hình, đầu tiên bạn phải xác định các hoạt động cần triển khai

Bước 2: Dự toán chi phí cho từng hoạt động

Doanh nghiệp cần có kế hoạch phân chia, dự tính ngân sách cho từng hoạt động cụ thể trong mô hình chuỗi giá trị. Từ đó, chúng ta sẽ tối ưu được những chi phí không cần thiết và đưa ra giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận.

Bước 3: Tìm ra lợi ích mang lại cho khách hàng

Hiểu rõ thói quen mua sắm, nhu cầu của người tiêu dùng là một trong những phương pháp gia tăng doanh thu nhanh nhất. Khi khách hàng thấy được giá trị​​ mà sản phẩm và thương hiệu mang lại, họ sẽ mong muốn sở hữu sản phẩm của bạn.

Giá trị sản phẩm là yếu tố kích thích quyết định mua hàng của người tiêu dùng
Giá trị sản phẩm là yếu tố kích thích quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Bước 4: Phân tích đối thủ

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” là một trong những câu châm ngôn bất hủ khi kinh doanh. Bạn có thể tham khảo 3 cách sau để hiểu hơn về đối thủ của mình:

  • So sánh, tham khảo quy trình vận hành của đối thủ. Điều này giúp bạn tìm ra các phương pháp tối ưu hiệu quả, chi phí của họ.
  • Tìm hiểu các chiến lược truyền thông, bán hàng của các doanh nghiệp cùng ngành. Nắm bắt được những hạn chế của đối thủ sẽ cho bạn những kinh nghiệm quý báu trong kinh doanh. 
  • So sánh hiệu quả công việc, truyền thông, độ phủ sóng thương hiệu,…

Bước 5: Tìm ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình

Nhờ vào mô hình này các doanh nghiệp có thể phân bố chi phí phù hợp với lợi ích tương xứng cho từng hoạt động. Qua đó, chúng ta có thể tiếp tục tối ưu và tìm ra lợi thế cạnh tranh của mình dựa trên 2 yếu tố: Chi phí và khác biệt hoá.

  • Chi phí: Nếu bạn lựa chọn chi phí làm yếu tố cạnh tranh chính, bạn cần xây dựng kế hoạch tối ưu chi phí cho từng hoạt động. Bằng cách này, bạn không chỉ giảm được giá thành của sản phẩm mà còn nâng cao hiệu suất công việc.
  • Khác biệt hoá: Lợi thế cạnh tranh này trong mô hình chuỗi giá trị đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức và tiền bạn hơn. Chúng ta sẽ cần tiến hành nghiên cứu sản phẩm và đưa ra những cải tiến mới. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trên thị trường.
Nhờ vô mô hình chuỗi giá trị, doanh nghiệp sẽ phân bổ các chi phí hợp lý hơn
Nhờ vô mô hình chuỗi giá trị, doanh nghiệp sẽ phân bổ các chi phí hợp lý hơn

Mô hình chuỗi giá trị là một trong những phương pháp nên áp dụng cho doanh nghiệp nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. SUPRO hy vọng sau bài viết này bạn có thể triển khai chúng thông qua 5 bước chúng tôi đã chia sẻ ở trên. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất