Mô hình Ansoff là gì? Ứng dụng thực tiễn của tập đoàn Samsung

Rate this post

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển đều cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh. Một trong những công cụ có thể hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt công việc này chính là mô hình Ansoff. Vậy mô hình Ansoff là gì mà lợi hại đến thế? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bây giờ.

1. Mô hình Ansoff (Ansoff Matrix) là gì?

Ansoff Matrix được phát triển bởi nhà toán học người Mỹ gốc Hoa Igor Ansoff vào năm 1957. Đây là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phân tích chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh. Mô hình này sẽ đưa ra 4 chiến lược phù hợp nhất để bạn có thể lựa chọn và áp dụng cho doanh nghiệp của mình. 

2. Cấu tạo của mô hình Ansoff

Mô hình Ansoff được chia thành 4 phần chính tương đương với 4 chiến lược kinh doanh khác nhau như sau:

Cấu tạo của mô hình ansoff
Cấu tạo của mô hình ansoff

2.1 Market Penetration

Trong chiến lược này của mô hình Ansoff, doanh nghiệp cần tập trung triển khai các công việc nhằm mở rộng thị trường cho sản phẩm. Bạn nên phát triển hệ thống phân phối và thực hiện quảng bá sản phẩm.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng các chương trình khuyến mãi để mở rộng tệp khách hàng của mình. Thiết lập các chương trình giá sốc, thực hiện các hoạt động Trade Marketing sẽ giúp bạn thâm nhập thị trường hiệu quả hơn. 

2.2 Market Development

Mở rộng thị trường là việc không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Sau khi đạt thành công ở thị trường ban đầu, bạn có thể tiến hành nâng cấp tính năng, tạo ra sản phẩm mới để bắt đầu tiến vào những thị trường khác. 

Mở rộng thị trường là việc không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược kinh doanh nào
Mở rộng thị trường là việc không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược kinh doanh nào

Chúng ta cần nghiên cứu kỹ thị trường cũng như khách hàng mà mình muốn hướng tới để giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

2.3  Market Development

Xu hướng tiêu dùng của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian. Điều đó đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật, sáng tạo những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. 

Chiến lược này của mô hình Ansoff không chỉ giúp bạn tăng độ nhận diện thương hiệu mà còn thu hút được lượng khách hàng lớn nếu sản phẩm của bạn đủ hấp dẫn. 

2.4 Diversification

Đa dạng sản phẩm là chiến lược có rủi ro cao nhất nhưng cũng mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tại đây, bạn sẽ tiến hành thâm nhập vào thị trường những sản phẩm mới liên quan hoặc không liên quan đến ngành sẵn có. 

Chiến lược đa dạng sản phẩm của Apple
Chiến lược đa dạng sản phẩm của Apple

Để thực hiện chiến lược này, công ty bắt buộc phải có nguồn lực nhân sự và ngân sách lớn. Cách này giúp cho doanh nghiệp tránh được rủi ro khi tập trung vào một vài sản phẩm đặc trưng. Tuy nhiên cũng dễ khiến doanh nghiệp bị sụp đổ nếu không có chiến lược cho từng sản phẩm, ngành nghề.

3. Lợi ích khi áp dụng Ansoff Matrix 

  • Giúp doanh nghiệp xác định chiến lược kinh doanh

Dựa vào những thông tin đã thống kê trong mô hình Ansoff, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về các chiến lược. Từ đó, xác định được chiến lược phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty mình. 

  • Tạo sự đa dạng cho sản phẩm 

Ma trận Ansoff là công cụ hữu ích trong việc phát triển sản phẩm và thị trường. Nhờ đây, doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch phát triển sản phẩm khác nhau phù hợp với nhu cầu người dùng. 

4. Ứng dụng thực tiễn mô hình ansoff của Samsung

Tập đoàn Samsung được sáng lập vào năm 1938 với khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ. Sau 3 thập kỷ phát triển, ngày nay Samsung đã phát triển và mở rộng quy mô trên toàn thế giới. Để có được thành công như ngày hôm nay, mô hình Ansoff là một trong những phương pháp được tập đoàn áp dụng để xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình. 

Tập đoàn SamSung 
Tập đoàn SamSung

4.1 Chiến lược xâm nhập thị trường trong mô hình Ansoff

Theo một số thống kê, SamSung là thương hiệu chi nhiều tiền vào quảng cáo nhất thế giới. Ngoài những hoạt động quảng cáo thông thường, họ còn quảng bá sản phẩm thông qua những chương trình, cuộc thi nổi tiếng. 

Nhờ vào đó, tập đoàn đã nhanh chóng phủ sóng thương hiệu của mình trên toàn cầu, tiếp cận được nhiều tệp khách hàng khác nhau.

4.2 Phát triển thị trường

Hiện nay, SamSung đã có hơn 200 cơ sở tại 70 quốc gia. Ứng dụng mô hình Ansoff, không ngừng cải tiến, sáng tạo sản phẩm đã giúp họ tạo được ưu thế cạnh tranh khi mở rộng kinh doanh. Để đẩy nhanh quá trình phát triển thị trường, nhãn hàng cũng chuẩn bị các kế hoạch truyền thông phù hợp.

4.3 Phát triển sản phẩm

SamSung luôn cố gắng cải tiến, ra mắt sản phẩm mới theo xu hướng người dùng. Thay vì chỉ tập trung vào công việc cải tiến tính năng, họ còn sản xuất những sản phẩm với mẫu mã đa dạng phù hợp với nhiều tệp khách hàng.

Trong những năm gần đây, dòng điện thoại Galaxy Z của hãng đã gây ra những cơn sốt lớn trên toàn cầu bởi sự độc lạ và tiện lợi của nó. 

Dòng sản phẩm Galaxy Z của SamSung 
Dòng sản phẩm Galaxy Z của SamSung

4.4 Đa dạng hoá sản phẩm, ngành nghề 

Mọi người thường biết đến SamSung với những sản phẩm điện tử như: điện thoại, tivi, máy tính, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy,… Tuy nhiên đây là tập đoàn đa ngành, bên cạnh điện tử họ còn phát triển về thời trang, bảo hiểm, ô tô, tàu thuỷ, chất bán dẫn,…

Một trong những công ty con của tập đoàn SamSung 
Một trong những công ty con của tập đoàn SamSung

Chính vì lý do này, SamSung đã trở thành tập đoàn đa quốc gia, cung cấp sản phẩm cho nhiều thị trường lớn trên thế giới. 

SUPRO hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích cho bạn về mô hình Ansoff. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về Digital Marketing để được hỗ trợ nhanh chóng qua Hotline 0904.383.198

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất