Marketing logistics là gì? 4 Bước triển khai cơ bản nhất

Rate this post

Marketing là khái niệm quen thuộc với tất cả mọi người. Nhưng không phải ai cũng biết đến thuật ngữ marketing logistic. Chính vì vậy hãy để Supro chia sẻ với bạn một số thông tin về vấn đề này cũng như cách triển khai chúng ngay trong bài viết này. 

1. Marketing logistics là gì?

Marketing logistics là một chuỗi các công việc như: lên kế hoạch, phân phối hàng hoá, kiểm soát dịch chuyển,… nhằm đáp ứng nhu cầu, mục tiêu của doanh nghiệp.

2. Vai trò của marketing logistics trong doanh nghiệp 

Marketing logistics đang dần khẳng định vai trò của mình trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Một số vai trò của marketing logistics mà chúng ta phải kể đến như:

2.1 Khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường

Thông qua marketing logistics các doanh nghiệp sẽ cải thiện được chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Từ đó, xây dựng được uy tín thương hiệu, tạo lòng tin với khách hàng và dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

Marketing logistics giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường
Marketing logistics giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên thị trường

2.2 Tăng độ nhận diện thương hiệu

Bằng cách tận dụng những chiến dịch truyền thông marketing chúng ta có thể nhanh chóng phủ sóng thương hiệu của mình. Đây cũng là phương pháp hiệu quả để thu hút những khách hàng tiềm năng, có tỷ lệ chuyển đổi cao.

2.3 Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Một trong những công việc quan trọng khi triển khai marketing logistics là thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng. Sau đó, bạn hãy dựa vào các thông tin này để đề xuất cải tiến quy trình nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng. 

Không những thế, thông qua marketing logistic bạn còn xây dựng được tệp khách hàng trung thành, tạo lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng dễ dàng khi áp dụng marketing logistics
Nâng cao trải nghiệm khách hàng dễ dàng khi áp dụng marketing logistics

3.  Các hình thức marketing logistics phổ biến

Hiện nay trên thị trường có hai hình thức marketing logistics phổ biến là online và offline. Chúng ta sẽ dựa vào mục tiêu của mình để triển khai kết hợp hai hình thức cùng lúc nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông cho thương hiệu. 

3.1 Marketing logistics offline

Không phải doanh nghiệp nào cũng đầu tư ngân sách lớn vào marketing offline. Tuy nhiên, hình thức này vẫn đem lại hiệu quả cao trong việc xây dựng hình ảnh, uy tín của mình trên thị trường. 

Một số hình thức marketing logistics offline được áp dụng nhiều nhất hiện nay:

  • Triển lãm, hội chợ

Tham gia triển lãm, hội chợ bạn có thể trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình với những người dùng quan tâm. Ngoài ra chúng ta còn có cơ hội giao lưu, trao đổi với những doanh nghiệp khác cùng ngành.

  • Quảng cáo OOH

Sử dụng dịch vụ quảng cáo ngoài trời như: xe buýt, biển quảng cáo tại ngã 4, đại lộ,… cũng là một trong những hình thức marketing logistics offline được nhiều người sử dụng.

Quảng cáo OOH 
Quảng cáo OOH
  • Tài trợ sự kiện

Các doanh nghiệp sẽ tham gia tài trợ một số sự kiện có cùng tệp khách hàng mục tiêu với mình để tăng độ nhận diện thương hiệu.

3.2 Marketing logistics online

Khác với hình thức offline, marketing online được các doanh nghiệp, bán hàng đầu tư nhiều ngân sách hơn cả. Với mỗi mục tiêu khác nhau chúng ta sẽ lựa chọn các hình thức, kênh truyền thông phù hợp.

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Quảng cáo display, social media, PR, Blog,…
  • Tạo lòng tin với khách hàng: Email marketing, website, social media, Blog, SEO,…
  • Chăm sóc người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi: Google ads, Facebook ads, email marketing, gọi điện, SEO,…

4. 4 Bước triển khai marketing logistics cơ bản nhất

Để triển khai chiến lược marketing logistics các doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình sau đây. 

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Hiệu quả của marketing logistics phụ thuộc phần lớn vào khách hàng mà chúng ta xác định. Để tìm được người dùng mục tiêu chúng ta cần dựa vào sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Ngoài ra bạn cần tạo các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến để hiểu hơn về khách hàng của mình.

Xác định tệp khách hàng mục tiêu để triển khai chiến lược marketing
Xác định tệp khách hàng mục tiêu để triển khai chiến lược marketing

 

Bước 2: Tìm ra USP của sản phẩm

Tìm ra điểm đặc biệt hay USP của sản phẩm là công việc không thể bỏ qua trong bất kỳ chiến dịch marketing nào. Đây sẽ là yếu tố gây thu hút khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu với các đối thủ cùng ngành.

Bước 3: Xây dựng và triển khai chiến lược quảng bá truyền thông 

Doanh nghiệp thực hiện chiến lược marketing cần phải xác định một số kênh, hình thức truyền thông phù hợp với mình. Từ đó chúng ta sẽ lên kế hoạch triển khai bao gồm: viết content, làm hình ảnh, sản xuất video quảng bá,…

3 Kênh truyền thông hiệu quả với marketing logistics nên sử dụng:

  • Google Ads
  • Mạng xã hội: Facebook, Youtube, Twitter, Instagram,…
  • Email marketing

Bước 4: Kết hợp cùng một số chương trình ưu đãi

Chương trình khuyến mãi là yếu tố không thể thiếu nếu chúng ta muốn thu hút được sự chú ý của khách hàng. Hãy thiết lập một số chiến lược promotion như giá sốc, giờ vàng, flash sale,… để tăng thêm hiệu quả cho chiến lược marketing của mình.

Kết hợp cùng chương trình khuyến mãi sẽ làm tăng hiệu quả marketing 
Kết hợp cùng chương trình khuyến mãi sẽ làm tăng hiệu quả marketing

SUPRO hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về marketing logistics và biết cách triển khai chúng. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào qua Hotline 0904383198.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *