Marketing 5C là gì? Case study marketing 5C của Apple

Rate this post

Để bắt kịp xu hướng và phát triển trong thị trường đầy biến động như hiện nay chúng ta nên áp dụng mô hình marketing 5C vào doanh nghiệp của mình. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược marketing hiệu quả nhất. Vậy marketing 5C là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bây giờ. 

1. Marketing 5C là gì?

Marketing 5C là phương pháp nghiên cứu và phân tích các yếu tố nhằm hỗ trợ chiến lược marketing được sáng tạo bởi giáo sư Kenichi Ohmae vào năm 1979.

2. 5 Thành phần trong mô hình marketing 5C

Marketing 5C được cấu tạo bởi 5 yếu tố chính: Company, Customer, Climate, Competitors, Collaborations.

Các yếu tố trong marketing 5C
Các yếu tố trong marketing 5C

2.1 Climate

Climate hay còn gọi là môi trường kinh doanh trong mô hình marketing 5C. Chúng đề cập đến những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của công ty như: 

  • Những chính sách, quy định của pháp luật ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
  • Tình hình kinh tế trong nước, thế giới.
  • Xu hướng xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu người dùng.
  • Các công nghệ mới trên thế giới.
  • Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng.

2.2 Customer

Khách hàng là yếu tố cốt lõi, ảnh hưởng đến sự thành công của marketing 5C. Hiểu rõ các đặc điểm, nhu cầu, mong muốn của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phù hợp hơn. Để làm được điều này bạn cần thu thập và phân tích những thông tin sau:

  • Độ tuổi.
  • Giới tính.
  • Nơi sống.
  • Thu nhập trung bình.
  • Thói quen mua sắm. 
  • Những yếu tố có khả năng thúc đẩy mua sắm. 
  • Nhu cầu của khách hàng. 

2.3 Competitors

Bất kỳ chiến lược nào cũng cần phân tích đối thủ cạnh tranh. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu. 

Chúng ta nên tìm hiểu một số thông tin sau của đối thủ để đẩy mạnh hiệu quả mô hình marketing 5C.

  • Đây là đối thủ cạnh tranh gián tiếp hay gián tiếp?
  • Sản phẩm chính của họ là gì?
  • Vị trí của họ trên thị trường.
  • Ưu điểm, hạn chế. 
  • Chiến lược kinh doanh.
  • Khách hàng họ đang hướng tới.
Phân tích đối thủ cạnh tranh góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu 
Phân tích đối thủ cạnh tranh góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu

2.4 Collaborators

Collaborators bao gồm đại lý, nhà phân phối và các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho bạn. Đây cũng là yếu tố giúp bạn tạo nên yếu tố cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, các doanh nghiệp hãy tiến hành phân tích kỹ lưỡng để lựa chọn được những đối tác phù hợp nhất cho mình.

2.5 Company

Nhiệm vụ chính của marketing 5C là tìm ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Chúng có thể là giá thành sản phẩm, dịch vụ đi kèm, hay câu chuyện thương hiệu…. Do đó, các doanh nghiệp cần tập trung thu thập và phân tích những dữ liệu về công ty như:

  • Mục tiêu kinh doanh.
  • Định hướng hình ảnh. 
  • Sứ mệnh, tầm nhìn.
  • Những điểm mạnh, điểm yếu.
  • Biện pháp phòng tránh rủi ro.
  • Chiến lược kinh doanh.

3.  5 Lưu ý khi áp dụng marketing 5C cho doanh nghiệp

Nhằm nâng cao hiệu quả marketing 5C các doanh nghiệp hãy lưu ý một số điều sau đây:

3.1 Tập trung đánh giá kỹ điểm mạnh, điểm yếu

Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và của doanh nghiệp đều là những yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên thành công của mô hình marketing 5C. Triển khai kỹ nội dung này bạn sẽ mang lại cho doanh nghiệp những kết quả tốt trong kinh doanh.

3.2 Phát triển một số sản phẩm đặc trưng

Thay vì lên kế hoạch truyền thông cho tất cả sản phẩm của mình bạn chỉ nên tập trung vào một số sản phẩm đặc trưng, đáp ứng đúng nhu cầu người dùng. Đây cũng sẽ là ngành hàng dài hạn, mang lại lợi nhuận chính cho doanh nghiệp. Vì vậy, bạn có thể đầu tư phần lớn ngân sách và nguồn lực của công ty để phát triển chúng.

Tập trung nguồn lực, ngân sách vào các sản phẩm chủ lực, mang lại lợi ích lâu dài
Tập trung nguồn lực, ngân sách vào các sản phẩm chủ lực, mang lại lợi ích lâu dài

3.3 Đặt nhiều mục tiêu cho mô hình marketing 5C

Khi triển khai marketing 5C sẽ bao gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên các doanh nghiệp có thể đặt thêm các mục tiêu 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm,… để dễ dàng kiểm soát được hiệu quả công việc.

3.4 Thu thập và phân tích phản hồi khách hàng

Như đã nói ở trên, khách hàng là yếu quan trọng nhất trong marketing 5C. Mọi thay đổi, định hướng của doanh nghiệp đều được triển khai dựa trên nhu cầu và xu hướng của người dùng. Chính vì vậy, để nắm bắt được insight khách hàng bạn cần thu thập và phân tích những phản hồi của họ.

Thu thập và phân tích ý kiến khách hàng sẽ giúp bạn nắm được insight của họ 
Thu thập và phân tích ý kiến khách hàng sẽ giúp bạn nắm được insight của họ

4. Case study marketing 5C của Apple

Một trong những thương hiệu áp dụng marketing 5C thành công nhất không thể không kể đến Apple. Hãy cùng chúng tôi phân tích case study của họ để bạn có cái nhìn thực tế hơn về mô hình này. 

4.1 Phân tích công ty Apple trong marketing 5C 

Apple tập trung chủ lực vào sản xuất và phát triển các sản phẩm về công nghệ như: Iphone, Ipad, Macbook, Imac,… Mỗi sản phẩm của họ đều truyền tải sứ mệnh cũng như tầm nhìn của thương hiệu đến với khách hàng.

Không chỉ vậy thương hiệu này còn luôn cập nhật, cải tiến sản phẩm theo nhu cầu người dùng. Điều này đã giúp Apple trở thành một trong những thương hiệu lớn mạnh nhất trên thế giới. Đây cũng chính là lợi thế cạnh tranh của họ trong marketing 5C mà các doanh nghiệp khác khó có thể vượt qua.

Các sản phẩm của Apple
Các sản phẩm của Apple

4.2 Khách hàng mục tiêu của Apple

Theo CEO Tim Cook 1,8 tỷ thiết bị của Apple đang hoạt động trên toàn thế giới trong quý đầu 2022. Điều này cho thấy thương hiệu có độ phủ sóng cao, được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng.

Vì giá thành của mỗi sản phẩm khá cao nên khách hàng của họ đa số là những có thu nhập trung bình trở lên, thích theo xu hướng và chú trọng thẩm mỹ. Bên cạnh đó, Apple cũng sở hữu tệp khách hàng trung thành riêng. Họ là những người sẵn sàng “rút ví” để sở hữu sản phẩm mới nhất của hãng mỗi khi ra mắt.

4.3 Đối thủ cạnh tranh của Apple

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu đang cạnh tranh trực tiếp với Apple. Một số tập đoàn lớn chúng ta không thể không kể đến như: Google, Samsung, Dell, Hp,…

Thay vì lựa chọn sản phẩm giá cao như Apple họ có thể sử dụng những sản phẩm có tính năng tương tự với giá thành rẻ hơn tại các thương hiệu đối thủ. Điều này dẫn đến tình hình cạnh tranh rất gay gắt trong ngành điện tử.

Samsung là đối thủ “nặng ký” của Apple trong nhiều năm qua
Samsung là đối thủ “nặng ký” của Apple trong nhiều năm qua

4.4 Môi trường kinh doanh 

Như tất cả các doanh nghiệp khác Apple cũng phải chịu sự tác động bởi các chính sách, quy luật, tính hình kinh tế của các nước trên thế giới. Nhờ vào việc phân tích mô hình marketing 5C, với mỗi quốc gia thương hiệu đã bổ sung một số tính năng sao cho phù hợp với văn hoá của họ.

4.5 Các đối tác của Apple

Collaborators trong marketing 5C có nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp tăng trưởng và tạo lợi nhuận qua các đối tác chúng ta kết hợp. Hiểu được điều này, Apple đã xây dựng cho mình những chiến lược vô cùng đa dạng và hiệu quả.

Apple đã lựa chọn những nhà cung cấp uy tín nhất trên thế giới như Broadcom Inc., Skywork Solutions Inc., Qorvo ở Hoa Kỳ,… để tạo nên chất lượng sản phẩm. Kết hợp với đó là hệ thống phân phối rộng rãi qua các cửa hàng, đại lý, đơn vị uỷ quyền, website,… trên toàn thế giới.

Broadcom là một trong những đối tác lâu năm của Apple
Broadcom là một trong những đối tác lâu năm của Apple

Phân tích marketing 5C là điều cần thiết mà doanh nghiệp nào cũng nên triển khai định kỳ để đạt được những kết quả kinh doanh tốt nhất. SUPRO hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp cùng với case study của Apple bạn sẽ áp dụng được mô hình này cho doanh nghiệp của mình ngay hôm nay. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn giải pháp về Digital Marketing qua Hotline 0904383198.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất