Marketing 4P là gì? Cách triển khai 4P marketing cho doanh nghiệp

Rate this post

Marketing 4P là cách tiếp thị sản phẩm đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao, phù hợp với mọi doanh nghiệp. Thuật ngữ này chắc hẳn không còn xa lạ gì với các marketer nhưng không phải ai cũng biết cách triển khai chúng. Vì thế hãy cùng Supro tìm hiểu về marketing 4P ngay trong bài viết sau đây.

1. Marketing 4P là gì? 

Marketing 4P là mô hình tiếp thị được cấu tạo bởi 4 yếu tố: Product, Price, Place, Promotion. Có thể nói đây là chiến lược cốt lõi giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

2. Thành phần trong marketing 4P mix

Marketing 4P được cấu tạo từ 4 thành phần: Product, Price, Place, Promotion.

Các thành phần trong marketing 4P
Các thành phần trong marketing 4P

2.1 Product

Product trong mô hình marketing 4P là sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Một sản phẩm được coi là thành công khi nó mang lại giá trị thực tiễn cho khách hàng. Vì thế trước khi bắt tay vào sáng tạo bạn nên xác định đặc điểm của chúng qua một số câu hỏi sau:

  • Sản phẩm đem lại lợi ích gì cho người dùng?
  • Nhu cầu của người tiêu dùng là gì?
  • Đối tượng doanh nghiệp muốn tiếp là ai?
  • Lợi thế nào giúp bạn cạnh tranh trên thị trường?
  • Chúng được sản xuất hàng loạt hay cần đặt hàng trước?

2.2 Price

Đối với bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào giá cả luôn là yếu tố quan trọng, có khả năng tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Không chỉ vậy, Price trong marketing 4P còn quyết định lợi nhuận và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. 

Giá sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng
Giá sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng

Do đó, chúng ta phải xây dựng chiến lược giá có khả năng tối đa hoá lợi nhuận nhưng vẫn đủ khả năng ứng phó với các rủi ro bất ngờ. Để làm được điều này, bạn có thể định giá sản phẩm qua một số yếu tố sau:

  • Giá trị sản phẩm
  • Chi phí vận hành
  • Giá bán của các đối thủ
  • Mục tiêu của thương hiệu 

2.3 Place

Thành phần tiếp theo trong marketing 4P là các kênh phân phối sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Chúng có nhiệm vụ giúp sản phẩm tiếp cận với nhiều người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp hãy dựa vào mong muốn khách hàng cũng như mục tiêu của mình để xác định hình thức phân phối phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn có thể tiếp thị sản phẩm của mình qua rất nhiều kênh khác nhau như: trực tuyến, trực tiếp, sàn thương mại điện tử, đại lý, hệ thống,…

2.4 Promotion

Để sản phẩm, dịch vụ của mình được nhiều người biết đến bạn không thể bỏ qua yếu tố promotion trong marketing 4P. Chúng có thể đem sản phẩm của bạn tới người tiêu dùng qua nhiều hình thức khác nhau như:

  • Quảng cáo
  • Khuyến mãi 
  • PR
  • Bán hàng trực tiếp
  • Marketing trực tiếp, tương tác
Hoạt động Promotion tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh 
Hoạt động Promotion tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh

3. 4P Marketing mix có vai trò gì trong doanh nghiệp?

Mô hình marketing này đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp mà chúng ta phải kể đến như sau:

3.1 Nâng cao giá trị sản phẩm

Qua quá trình nghiên cứu và triển khai mô hình marketing 4P các doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nhu cầu và xu hướng của khách hàng. Dựa vào đó chúng ta có thể cải tiến, nâng cao giá trị sản phẩm sao cho phù hợp nhất với người tiêu dùng tiềm năng.

3.2 Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường bằng marketing 4P

Mô hình marketing 4P cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp toàn diện về sản phẩm và doanh nghiệp. Chính vì vậy, một chiến lược tốt sẽ giúp bạn xây dựng được uy tín với khách hàng, nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường. Điều này góp phần rất lớn tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

Marketing 4P sẽ giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường 
Marketing 4P sẽ giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

3.3 Xây dựng tệp khách hàng trung thành 

Phát triển sản phẩm dựa trên nhu cầu và mong muốn khách hàng sẽ giúp bạn chiếm được lòng tin và sự hài lòng của khách hàng. Đây cũng là một trong những lý do tiên quyết khiến khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. 

Từ đó bạn có thể xây dựng tệp khách hàng trung thành của mình thông qua mô hình marketing 4P.

4. Ưu điểm

Mô hình 4P marketing đem lại cho doanh nghiệp một số lợi ích như: Dễ tương tác với khách hàng, phù hợp với mọi doanh nghiệp, kiểm soát hiệu quả đơn giản. 

4.1 Phù hợp với mọi doanh nghiệp

Marketing 4P là mô hình tiếp thị cơ bản và đơn giản nhất hiện nay. Vì vậy, chúng phù hợp với tất cả các loại hình kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

4.2 Dễ tương tác với khách hàng

Các thương hiệu sử dụng marketing 4P mix sẽ tiến hành promotion sản phẩm của mình trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, Website,… Bằng cách này chúng ta có thể dễ dàng tương tác với người dùng qua comment, like, thả tim,…

Bạn có thể dễ dàng tương tác với khách hàng của mình qua nhiều hình thức 
Bạn có thể dễ dàng tương tác với khách hàng của mình qua nhiều hình thức

4.3 Kiểm soát hiệu quả tiết thị đơn giản

Dựa vào các mục tiêu cụ thể trong marketing 4P mix bạn có thể kiểm soát hiệu quả công việc của mình một cách dễ dàng. 

5. Hạn chế

Bên cách những ưu điểm chúng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định bạn cần nắm rõ để có thể đề xuất những biện pháp khắc phục phù hợp. 

5.1 Có thể gây phản cảm với khách hàng

Không ai muốn thấy một quảng cáo xuất hiện nhiều lần hoặc trên nhiều trang web mà mình truy cập. Do vậy, nếu marketing 4P không khéo bạn rất dễ gây phản cảm với khách hàng, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu.

5.2 Tính cạnh tranh cao

Sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cùng ngành nghề tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Để chiếm được lợi thế bạn phải thay đổi cập nhật liên tục, tránh để mình bị bỏ lại phía sau. 

6. Cách triển khai mô hình marketing 4p đơn giản, hiệu quả 

Để triển khai mô hình hiệu quả bạn nên thực hiện lần lượt theo 6 bước sau đây:

Bước 1: Thu thập, phân tích thông tin khách hàng

Bước đầu tiên tạo tiền đề cho các hoạt động phía sau chính là tìm hiểu khách hàng của mình. Hiểu rõ người tiêu dùng bạn sẽ đưa ra được các chiến lược hợp lý mang lại hiệu quả cao cho mô hình marketing 4P.

Để làm được điều này chúng ta có thể tạo các cuộc khảo sát, minigame trên Facebook, Youtube, Instagram,… Khi đó các doanh nghiệp cần tìm hiểu một số thông tin của khách hàng như:

  • Nơi sống, thu nhập, thói quen mua sắm
  • Vấn đề, nỗi đau của họ là gì? 
  • Họ có mong muốn gì với sản phẩm?
Thu thập thông tin khách hàng là tiền đề để triển khai các hoạt động phía sau 
Thu thập thông tin khách hàng là tiền đề để triển khai các hoạt động phía sau

Bước 2: Xác định lợi thế của sản phẩm/dịch vụ

Xác định lợi thế của sản phẩm, dịch vụ hay còn gọi là USP (Unique Selling Point). Đây là yếu tố tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh, khiến khách hàng lựa chọn bạn thay vì những thương hiệu khác.

Chúng ta có thể xác định điều này dựa trên những tiêu chí sau:

  • Độc nhất
  • Có khả năng thu hút mọi người
  • Không dễ bị sao chép, đạo nhái

Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Trong bất kỳ công việc nào bạn cũng phải tìm hiểu và phân tích các đối thủ của mình. Nhờ đó chúng ta sẽ đưa ra được những chiến lược cạnh tranh hiệu quả, chiếm được ưu thế trên thị trường.

Phân tích đối thủ cạnh tranh để đưa ra những chiến lược hiệu quả 
Phân tích đối thủ cạnh tranh để đưa ra những chiến lược hiệu quả

Bước 4: Chọn kênh phân phối

Các doanh nghiệp sẽ dựa vào những dữ liệu khách hàng đã thu thập ở bước đầu trong mô hình marketing 4P để lựa chọn những kênh phân phối phù hợp. 

Bạn có thể phân phối online trên social media, website hoặc các trang thương mại điện tử như Tik Tok shop, shopee, lazada,… Ngoài ra chúng ta cũng nên chú trọng phát triển những cửa hàng vật lý hay hệ thống đại lý phân phối hàng hoá.

Bước 5: Xây dựng chiến lược promotion

Xây dựng chiến lược truyền thông có vai trò rất quan trọng trong marketing 4P. Nếu không có bước này sản phẩm của chúng ta rất khó để tiếp cận được những khách hàng tiềm năng, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thông thường, chiến lược này sẽ được triển khai dựa trên kênh phân phối và ngân sách của doanh nghiệp đề ra. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số hình thức quảng bá sau đây:

  • Chương trình khuyến mãi
  • Content tăng tương tác, kéo traffic
  • Tiếp thị trực tiếp 
  • Chạy quảng cáo

Bước 6: Kiểm tra, đánh giá, đo lường

Do 4 yếu tố trong mô hình marketing 4P có sự liên quan mật thiết đến nhau nên bạn cần tiến hành kiểm tra và đo lường hiệu suất công việc thường xuyên. Chúng không chỉ giúp bạn đánh giá hiệu quả của marketing 4P mà còn giúp bạn đề ra được những biện pháp để giải quyết những hạn chế còn tồn đọng.

Đánh giá hiệu quả để nhanh chóng giải quyết những hạn chế trong marketing 4P 
Đánh giá hiệu quả để nhanh chóng giải quyết những hạn chế trong marketing 4P

Trên đây là mô hình marketing 4P – Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp về sản phẩm và thương hiệu. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này bạn có thể tự triển khai chúng cho mô hình kinh doanh của mình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất