Lễ khởi công là gì? Quy trình các bước tổ chức lễ khởi công

5/5 - (1 bình chọn)

Từ xưa tới nay khi bắt đầu xây dựng một dự án nào đó, chủ đầu tư thường tiến hành tổ chức lễ khởi công. Vậy lễ khởi công là gì? Quy trình tổ chức như thế nào? Cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

1. Lễ khởi công là gì?

Lễ khởi công là buổi lễ quan trọng, đánh dấu mốc cho việc bắt đầu xây dựng một công trình, dự án nào đó. 

2. Ý nghĩa của việc tổ chức lễ khởi công

Về mặt tâm linh, lễ khởi công là lễ xin phép các vị thần thổ địa – thổ công cho chủ đầu tư được tiến hành xây dựng trên mảnh đất và cầu mong những điều tốt đẹp cho công trình.

Buổi lễ có sự góp mặt của đối tác, khách hàng và những người có ảnh hưởng tới dự án. Thông qua buổi lễ, chủ đầu tư công bố công trình chính thức bắt đầu xây dựng và sẽ hoàn thành trong thời gian dự kiến. 

Ngoài ra, lễ khởi công còn có ý nghĩa về mặt truyền thông. Đây là dịp để chủ đầu tư thông cáo báo chí và truyền thông về dự án nhằm quảng bá dự án rộng rãi hơn. 

3. Sự khác biệt giữa lễ khởi công và lễ động thổ

Sự khác biệt 

Lễ động thổ là được tổ chức sau khi công trình xây dựng được cấp phép và chủ đầu tư tiếp nhận mảnh đất. Lễ khởi công được tổ chức sau lễ động thổ, khi công trình chính thức bắt đầu xây dựng. 

4. Quy trình các bước tổ chức lễ khởi công

4.1. Khảo sát địa điểm tổ chức

Lễ khởi công thường được tiến hành trên mảnh đất dự án, nơi chuẩn bị xây dựng công trình. Nhưng không phải vị trí nào của mảnh đất cũng đủ điều kiện để chọn làm địa điểm khởi công. Bạn cần kiểm tra xem vị trí đó thuộc hướng nào, mặt bằng được san lấp hay chưa, là nền thô hay nền cát. Căn cứ vào những đặc điểm đó để chọn ra vị trí phù hợp và lên phương án tổ chức chu đáo nhất.

4.2. Lập phương án tổ chức

Sau khi chọn được địa điểm tổ chức, bạn cần lập phương án chi tiết cho buổi lễ. Bao gồm: xác định thời gian – địa điểm, kịch bản chương trình, thiết kế ấn phẩm in ấn và truyền thông và tổ chức lễ khởi công. 

4.3. Xin giấy phép tổ chức

Trước khi tổ chức, bắt buộc bạn phải có giấy phép tổ chức do chính quyền địa phương cấp. Xin giấy phép tổ chức như là một hình thức để thông báo với chính quyền địa phương rằng dự án của bạn sắp thi công. Chính quyền dễ dàng quản lý dự án địa phương, cũng như tạo điều kiện để buổi lễ diễn ra thành công tốt đẹp. 

4.4. Chuẩn bị tổ chức

Khâu chuẩn bị quyết định tới sự thành bại của buổi lễ. Theo đó, chuẩn bị càng chu đáo thì buổi lễ càng thành công. Dưới đây là một số công việc bạn cần chuẩn bị:

  • Dựng sân khấu
  • Rạp sự kiện
  • Lên danh sách khách mời và gửi thiệp mời
  • Chuẩn bị dụng cụ: mũ bảo hộ, xẻng, kéo, dải băng …
  • Chuẩn bị các ấn phẩm in ấn background, banner và tài liệu cần thiết
  • Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
  • Thuê người dẫn chương trình
  • Mâm cúng khởi công
  • Chuẩn bị tiệc ăn uống

4.5. Tổ chức lễ khởi công

Tiến hành tổ chức theo kịch bản đã đề ra trước đó. Trong quá trình tổ chức bạn chú ý quan sát, nếu cần hỗ trợ thì bạn có thể đáp ứng kịp thời. 

5. Một số lưu ý khi chuẩn bị tổ chức

Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình chuẩn bị tổ chức lễ khởi công mà Supro tổng hợp từ thực tế:

5.1. Chọn ngày lành, tháng tốt

Theo thuyết Ngũ Hành, thời gian tổ chức buổi Lễ rất quan trọng. Để chọn được giờ đẹp, bạn cần dựa vào ngày/tháng/năm sinh của chủ đầu tư. Ông bà ta quan niệm rằng, tổ chức vào ngày lành tháng tốt sẽ mang lại sự khởi đầu may mắn, thuận lợi. 

5.2. Dự báo thời tiết

Bạn nên cập nhật tình hình thời tiết liên tục trước 3-5 ngày, để có thể đưa ra phương án dự phòng tốt nhất.

5.3. Chuẩn bị mâm cúng

Theo tâm linh, mỗi mảnh đất đều có các vị thần cai trị. Muốn bắt đầu xây dựng thì chủ đầu tư cần xin phép các vị thần phù hộ cho mọi việc thuận lợi và may mắn. Mâm cúng nên chuẩn bị đầy đủ và tươm tất để thể hiện lòng thành kính đối với bề trên. 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn. Nếu bạn đang tìm một đơn vị tổ chức lễ khởi công chuyên nghiệp hãy liên hệ ngay với Supro nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *