Kết quả của chiến lược marketing phụ thuộc phần lớp vào các chính sách bên trong đó. Vậy chính sách marketing là gì? Cách triển khai chúng như thế nào? Hãy để Supro chia sẻ với bạn ngay trong bài viết sau đây.
Nội dung chi tiết
1. Chính sách marketing là gì?
Chính sách marketing là những kế hoạch, phương pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hiệu quả marketing của doanh nghiệp. Trong chính sách này sẽ bao gồm các quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện mục tiêu nào đó.
2. 4 Chính sách marketing cơ bản hiện nay
Các chiến lược marketing được hình thành từ 4 chính sách cơ bản như: Sản phẩm, giá cả, xúc tiến, phân phối.
2.1 Chính sách sản phẩm
Sản phẩm là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của các chiến lược marketing. Chính sách sản phẩm bao gồm các quyết định về:
- Nhãn hiệu và quy cách đóng gói sản phẩm
- Dịch vụ sản phẩm
- Phân loại và danh mục sản phẩm
- Chất lượng sản phẩm
2.2 Chính sách marketing về giá
Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng 3 chính sách marketing về giá như: Hớt váng, thâm nhập và phân biệt.
- Chính sách hớt váng
Các doanh nghiệp sẽ thiết lập giá ở mức cao nhất nhằm hướng đến tệp khách hàng tiềm năng. Những người tiêu dùng này thường sẵn sàng chi số tiền lớn để sở hữu sản phẩm mới nhất. Đây là chinh sách được rất nhiều thương hiệu sử dụng như Apple, Samsung, Dyson,…
- Chính sách giá thâm nhập
Khi các nhà bán hàng áp dụng chính sách này, sản phẩm sẽ có mức giá thấp hoặc ngang bằng đối thủ. Điều này sẽ giúp chúng ta thu hút được sự chú ý của nhiều khách hàng hơn.
- Chính sách marketing phân biệt
Các doanh nghiệp, nhà bán hàng sẽ tung ra thị trường những sản phẩm cùng công dụng với nhiều phân khúc giá nhằm phục vụ các tệp khách khác nhau.
2.3 Chính sách phân phối
Dựa vào mục tiêu kinh doanh và đặc điểm sản phẩm, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn các kênh phân phối sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp nhiều kênh phân phối cùng lúc để đạt được những kết quả tốt nhất.
Các doanh nghiệp có thể tham khảo 3 hình thức phân phối đang được sử dụng nhiều trên thị trường như:
- Phân phối rộng rãi
Chúng ta sẽ phân phối sản phẩm của mình tại tất cả các kênh có khả năng tiếp cận với khách hàng.
- Phân phối độc quyền
Các doanh nghiệp chỉ phân phối sản phẩm của mình tại một số địa điểm nhất định.
- Phân phối chọn lọc
Dựa trên các tiêu chí đã đề ra, chúng ta sẽ tiến hành lựa chọn nhà phân phối cho sản phẩm của mình.
Không chỉ vậy, chúng ta còn có có 4 hình thức tổ chức kênh phân phối: truyền thống, hệ thống liên kết dọc, hệ thống đa kênh, hệ thống kênh ngang.
2.4 Chính sách xúc tiến
Chính sách xúc tiến bao gồm những hoạt động nhằm thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp như:
- Các chiến lược quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp
- Bán hàng
- Lên kế hoạch cho các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng
- Quan hệ công chúng
3. 3 Bước triển khai chính sách marketing đơn giản, nhanh chóng
Để triển khai chính sách marketing hiệu quả nhất bạn nên tiến hành lần lượt theo 3 bước sau:
Bước 1: Phân tích môi trường hiện tại
Tiến hành phân tích môi trường marketing các doanh nghiệp sẽ biết được những cơ hội và thách thức của mình. Nhờ đó, chúng ta dễ dàng lựa chọn được những thị trường mục tiêu, có tiềm năng phát triển cao. Để làm tốt được bước này bạn cần phân tích môi trường nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật, chính trị, văn hoá,..
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Chúng ta có thể lựa chọn thị trường mục tiêu nhanh chóng qua 4 bước nhỏ sau:
- Nghiên cứu, và dự đoán nhu cầu của thị trường.
- Phân đoạn thị trường theo tính đo lường được, tính tiếp cận, tính quan trọng và tính khả thi.
- Chọn thị trường có tiềm năng nhất dựa trên các dữ liệu đã nghiên cứu ở trên.
- Định vị sản phẩm của mình trên thị trường đã chọn.
Bước 3: Xây dựng chính sách marketing cho doanh nghiệp
Dựa vào 4 chính sách cơ bản ở phần trên chúng ta sẽ tiến hành thiết kế sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Không những vậy, bạn nên có thể bổ sung một vài chính sách khác để triển khai chiến lược marketing của mình một cách tốt nhất.
Chính sách marketing có vai trò rất lớn đối với sự thành công của chiến lược marketing trong các doanh nghiệp. SUPRO hy vọng qua bài viết này bạn sẽ triển khai được chính sách riêng phù hợp với doanh nghiệp của mình.