Cách phân biệt chiến lược marketing và kế hoạch marketing

Rate this post

Chiến lược marketing và kế hoạch marketing là hai thuật ngữ hay bị nhầm lẫn trong kinh doanh. Chính vì vậy, hôm nay Supro sẽ chia sẻ với các bạn cách phân biệt chiến lược marketing và kế hoạch marketing chính xác nhất.

1. Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược marketing là chiến lược tiếp thị tổng thể xây dựng dựa trên business strategy và được thực hiện bởi Chief Marketing Officer (CMO). Có thể nói đây là tầm nhìn tổng thể, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cùng ngành.

Chiến lược marketing có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu, khách hàng, giá trị cốt lõi và cách tiếp cận thị trường. Ngoài ra, chúng còn giúp bạn phát triển thương hiệu, kết nối với khách hàng tiềm năng nhằm tạo sự khác biệt, tăng lợi nhuận cho công ty.

2. Kế hoạch marketing (marketing plan) là gì? 

Kế hoạch marketing là những công việc nhằm cụ thể hoá chiến lược marketing đã định và được thực hiện bởi team marketing của doanh nghiệp. Khác với chiến lược marketing, các kế hoạch thường mang tính ngắn hạn theo chu kỳ nhất định. 

Trong kế hoạch sẽ bao gồm các nội dung truyền thông, phân chia ngân sách, cách đo lường hiệu quả,… Chúng có nhiệm vụ thực hiện và đảm bảo hiệu quả chiến lược marketing mà doanh nghiệp đã đề ra.

3. Phân biệt chiến lược marketing và kế hoạch marketing dựa trên cấu tạo của chúng 

Điểm khác nhau cơ bản giúp bạn có thể phân biệt được chiến và kế hoạch marketing đó là những yếu tố tạo nên chúng.

3.1 Cấu tạo của marketing strategy 

Cấu tạo của chiến lược marketing 
Cấu tạo của chiến lược marketing
  • Mục tiêu

Mục tiêu của chiến lược là mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục đích trong kinh doanh.

  • Khách hàng

Thu thập, phân tích dữ liệu khách hàng. Từ đó chúng ta sẽ xác định được tệp khách hàng tiềm năng mà bạn muốn hướng tới.

  • Giá trị sản phẩm

Là những lợi ích, ưu điểm nổi bật mà sản phẩm sẽ mang lại cho người tiêu dùng.

  • Phân tích mô hình SWOT

Xác định 4 yếu tố trong mô hình SWOT để hiểu rõ những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Điều này sẽ giúp bạn biết được vị trí của mình trên thị trường và có những giải pháp phù hợp.

  • Cạnh tranh 

Trong kinh doanh không thể thiếu yếu tố cạnh tranh. Bạn cần tìm ra ưu điểm, sự khác biệt của mình để cạnh tranh với đối thủ.

  • Xây dựng thương hiệu

Phát triển và xây dựng thương hiệu nhằm tăng độ phủ sóng của mình và tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng. 

3.2 Các thành phần trong marketing plan

Các thành phần trong marketing plan
Các thành phần trong marketing plan
  • Ngân sách

Xác định, phân chia ngân sách cho từng công việc cụ thể giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chi phí trong marketing plan.

  • Xây dựng timeline

Chúng ta cần có timeline cụ thể cho các nhiệm vụ cần triển khai nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như tiến độ công việc của chiến lược marketing.

  • Lựa chọn kênh truyền thông

Kênh truyền thông có vai trò rất quan trọng trong marketing. Bạn hãy dựa vào dữ liệu khách hàng và mục đích của doanh nghiệp để lựa chọn các nền tảng phù hợp.

  • Content

Content cũng là một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ kế hoạch marketing nào. Chúng ta có thể triển khai nội dung dưới dạng văn bản, hình ảnh, GiF, game,… để tiếp cận người dùng.

  • Đo lường hiệu quả

Xác định những chỉ số đo lường sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể nhất về kế hoạch của mình.

  • Cải tiến

Dựa vào những dữ liệu đã thu thập được các doanh nghiệp cần liệt kê những ưu điểm và hạn chế còn tồn đọng của mình. Nhờ đó chúng ta sẽ đưa ra các biện pháp cải tiến chiến lược marketing sao cho hiệu quả nhất.

4. Cách phân biệt chiến lược marketing và kế hoạch marketing dựa trên các tiêu chí 

Cách phân biệt chiến lược marketing và kế hoạch marketing 

Bạn có thể phân biệt chiến lược marketing và kế hoạch marketing dựa trên những tiêu chí sau:

STT Tiêu chí  Chiến lược marketing Kế hoạch marketing 
1 Công việc cần thực hiện Xác định khách hàng và giá trị sản phẩm mang lại dựa trên mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Xác định các công việc cụ thể, thời gian thực hiện, ngân sách, nguồn lực để thực hiện chiến lược marketing. 
2 Mục tiêu Đem lại giá trị cho khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.  Thực hiện các công việc nhằm đảm bảo hiệu quả của chiến lược như: Quảng bá, truyền thông,…
3 Xây dựng thương hiệu Tạo dựng niềm tin, tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng.  Xác định các công việc để tạo dựng niềm tin với khách hàng. 
4 Ngân sách  Không phân chia ngân sách cụ thể.  Phân chia chi phí cho từng hoạt động cụ thế trong 

marketing plan.

5 Timeline Không có thời gian cụ thể cho marketing strategy. Cần lên timeline cho từng nhiệm vụ để đảm bảo tiến độ công việc.
6 Kênh truyền thông  Xác định tổng quan cách tiếp cận thị trường.  Xác định và phân bổ nội dung cho các kênh truyền thông nhất định phù hợp với sản phẩm và doanh nghiệp. 
7 Đánh giá Kết quả Không có các chỉ số đo lường cụ thể chỉ tập trung hướng đến mục tiêu dài hạn. Đánh giá hiệu quả dựa trên các chỉ số đã đề ra. 

Chiến lược và kế hoạch marketing đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả kinh doanh bạn cần phân biệt được bản chất của 2 khái niệm này. Vì vậy, SUPRO hy vọng rằng bạn có thể dễ dàng phân biệt chiến lược marketing và kế hoạch marketing sau khi đọc bài viết này. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *