7P Marketing là gì? Ứng dụng của mô hình trong thực tế

Rate this post

Chắc hẳn các marketer đã quá quen thuộc với mô hình marketing 4P. Tuy nhiên mô hình này vẫn còn tồn đọng một số hạn chế nhất định. Do đó các chuyên gia đã cho ra mắt phiên bản 7P với độ hoàn thiện cao hơn. Vậy 7P Marketing là gì và chúng được ứng dụng trong thực tế như nào? Hãy cùng Supro giải đáp cho bạn trong bài viết này nhé!

1. 7P Marketing là gì?

Mô hình 7P Marketing là phiên bản nâng cấp hơn của mô hình marketing 4P. Chúng có khả năng giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, tiếp cận khách hàng tiềm năng và xây dựng chiến lược cạnh tranh với các đối thủ khác.

2. Cấu tạo của mô hình 7P marketing

Mô hình marketing 7P được cấu tạo bởi 7 thành phần: Product, price, place, promotion, people, process, physical evidence.

Các thành phần trong mô hình 7P Marketing
Các thành phần trong mô hình 7P Marketing

2.1 Product – Yếu tố quan trọng nhất của mô hình 7P marketing 

Sản phẩm được cho là yếu tố cốt lõi để một doanh nghiệp phát triển bền vững. Hiện nay không chỉ có những sản phẩm hữu hình mà còn xuất hiện những sản phẩm hữu hình được gọi là dịch vụ. Để hiểu rõ hơn về bản chất của yếu tố này, bạn cần nắm rõ 3 kiểu sản phẩm sau:

  • Sản phẩm cốt lõi: Những giá trị, lợi ích mà sản phẩm mang lại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Sản phẩm thực: Được tồn tại ở dạng hữu hình, chúng ta có thể thấy và cảm nhận về chúng.
  • Sản phẩm gia tăng: Những yếu tố góp phần tạo sự khác biệt cho sản phẩm với những đối thủ cùng ngành như dịch vụ bảo hành, vận chuyển,…

2.2 Price trong 7P marketing

Price là yếu tố cơ bản nhưng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mô hình 7P marketing. Không chỉ vậy quyết định mua hàng của người tiêu dùng, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị chi phối phần lớn bởi giá thành sản phẩm.

Vì thế, các doanh nghiệp cần phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu và đề xuất những chiến lược giá phù hợp với doanh nghiệp của mình. Chúng ta cần phải thiết lập một mức giá phù hợp với sản phẩm nhưng cũng tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra các chiến lược giá phù hợp
Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra các chiến lược giá phù hợp

2.3 Place

Kênh phân phối cũng đóng vai trò rất quan trọng trong 7P marketing. Lựa chọn được nơi bày bán sản phẩm phù hợp giúp chúng ta sẽ dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu cho thương hiệu.

Để triển khai tốt được yếu tố này bạn cần triển khai khảo sát, nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng. Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo 3 hình thức phân phối đang phổ biến hiện nay:

  • Phân phối rộng rãi

Hình thức phân phối rộng rãi trong 7P marketing rất phù hợp với những doanh nghiệp hướng đến tệp khách hàng lớn hoặc đang có nhu cầu mở rộng thị trường. Chúng ta sẽ bày bán sản phẩm của mình ở mọi nơi có thể. Điều này giúp cho bạn nhanh chóng tiếp cận được lượng lớn người tiêu dùng.

  • Phân phối độc quyền

Khác với chiến lược trên, phân phối độc quyền là hình thức có sự chọn lọc kỹ càng. Các doanh nghiệp chỉ phân phối hoặc nhượng quyền cho những đại lý/cửa hàng đạt tiêu chuẩn của mình để đảm bảo hình ảnh, uy tín của thương hiệu.

  • Phân phối chọn lọc

Công ty sẽ tiến hành nghiên cứu và lựa chọn kênh phân phối phù hợp với những quy định nghiêm ngặt của thương hiệu để bày bán sản phẩm.

2.4 Promotion

Promotion trong 7P marketing bao gồm các công việc như: Quan hệ công chúng, quảng cáo, chiến lược ưu đãi,… Chúng có nhiệm vụ đưa sản phẩm, thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Promotion có nhiệm vụ đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng
Promotion có nhiệm vụ đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng

Các công ty hiện nay thường kết hợp nhiều hình thức quảng bá cùng 1 lúc để đạt được kết quả tốt nhất. Một số cách Promotion bạn nên áp dụng cho sản phẩm của mình như: Báo chí, truyền miệng, tổ chức sự kiện, tiếp thị đa kênh,…

2.5 People 

People trong mô hình marketing 7P là những người trực tiếp tạo ra và mang sản phẩm đến với khách hàng.

Ngày nay, khách hàng có xu hướng đánh giá doanh nghiệp dựa trên trải nghiệm của họ đối với nhân viên và sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho nhân viên của mình nhằm mang tới khách hàng những trải nghiệm chất lượng nhất.

2.6 Process

Quy trình doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng trong 7p marketing được gọi là Process. Bạn cần xây dựng các quy trình có khả năng đảm bảo chất lượng dịch vụ nhưng cũng tối ưu được chi phí cho doanh nghiệp.

Mỗi công ty sẽ thiết lập những process khác nhau. Tuy nhiên, một số hoạt động cần có trong quy trình của 7P marketing như: quản lý, chăm sóc khách hàng, đặt hàng, thanh toán, sản xuất,…

Bạn cần xây dựng các quy trình chất lượng nhưng cũng tối ưu ngân sách 
Bạn cần xây dựng các quy trình chất lượng nhưng cũng tối ưu ngân sách

2.7 Physical Evidence

Tương tác online thôi chưa đủ, bạn cần sử dụng thêm những yếu tố hữu hình để tạo uy tín, xây dựng thương hiệu của mình trong lòng khách hàng. Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào cơ sở vật chất, chất lượng nhân viên,… để nâng cao trải nghiệm cho người dùng của mình.

3. Lợi ích của mô hình 7P marketing

7P marketing là mô hình tiếp thị toàn diện đã cải tiến và khắc phục được những hạn chế của mô hình 4P. 4 Lợi ích mà mô hình đem lại chúng ta phải kể đến như:

  • Giúp doanh nghiệp tìm ra điểm mạnh và phát huy chúng để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ của mình để từ đó cải tiến, nâng cao chất lượng.
  • Xây dựng quy trình hiệu quả nhưng vẫn tiết kiệm chi phí.
  • Nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của thị trường và khách hàng

4. 7 Bước triển khai mô hình 7P marketing đơn giản, hiệu quả 

Để mô hình 7P marketing đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên triển khai theo 7 bước sau đây:

Bước 1: Hiểu rõ đặc điểm sản phẩm, doanh nghiệp 

Chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm, giá trị mà sản phẩm mang lại trước khi triển khai mô hình 7P marketing. Điều này sẽ giúp bạn làm nổi bật được những ưu điểm của chúng, tạo lợi thế cạnh tranh với những đối thủ cùng ngành khác.

Bước 2: Định giá sản phẩm

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chiến lược giá khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần dựa vào giá trị sản phẩm và mô hình kinh doanh để định giá phù hợp với người dùng. Đây sẽ là yếu tố giúp bạn thúc đẩy doanh thu và thu hút khách hàng một cách mạnh mẽ. 

Giá bán sản phẩm phải tương xứng với giá trị chúng mang lại 
Giá bán sản phẩm phải tương xứng với giá trị chúng mang lại

Bước 3: Thiết lập hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối có nhiệm vụ giúp bạn nâng cao lợi nhuận và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Với mỗi mục tiêu kinh doanh khác nhau mà chúng ta sẽ thiết lập những kênh phân phối hợp lý. 

Bạn có thể phân phối qua các đại lý, cửa hàng hoặc kết hợp với các trang thương mại điện tử như: Tiktok, Shopee, Lazada, Tiki,…

Bước 4: Quảng bá 

Quảng bá sản phẩm trong 7P marketing được kết hợp bởi các hoạt động khác nhau nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Do đó, bạn cần lên kế hoạch promotion chi tiết cho sản phẩm của mình để đạt được kết quả tốt nhất.

Bước 5: Chú trọng yếu tố con người 

Chú trọng tuyển dụng, đào tạo nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp tạo được sự hài lòng, tin tưởng của khách hàng. Chúng cũng là một trong những yếu tố níu chân người tiêu dùng quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Chú trọng tuyển dụng nhân sự giúp doanh nghiệp tạo được uy tín với khách hàng
Chú trọng tuyển dụng nhân sự giúp doanh nghiệp tạo được uy tín với khách hàng

Bước 6: Tối ưu process

Quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong 7P marketing cũng cần các doanh nghiệp tối ưu sao cho hiệu quả nhất. Không chỉ rút ngắn thời gian phục vụ mà còn tiết kiệm được những chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.

Bước 7: Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là bằng chứng vật lý tạo lòng tin, uy tín với người tiêu dùng. Bạn phải không ngừng cải thiện vật chất cho doanh nghiệp của mình như: Nội thất, thiết bị,… Việc này sẽ tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi sử dụng sản phẩm của bạn. 

 

4. Case study 7P marketing của thương hiệu Phê la

Nhờ vào mô hình 7P marketing, Phê La mặc dù mới ra mắt thị trường nhưng chúng đã thu hút được đông đảo sự chú ý của mọi người. Để lý giải cho thành công này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về case study của thương hiệu.

4.1 Sản phẩm

Các hãng đồ uống hiện nay thường hướng tới đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp với nhiều tệp khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, Phê la chỉ chú trọng phát triển những sản phẩm được làm từ trà olong – Đặc sản của Đà lạt.

Sản phẩm của thương hiệu Phê La 
Sản phẩm của thương hiệu Phê La

Bên cạnh đó, xu hướng người dùng hiện nay đi cafe không chỉ thưởng thức đồ uống mà còn là trải nghiệm. Sử dụng mô hình 7P marketing giúp thương hiệu nắm bắt được tâm lý này của khách hàng. Từ đó, nhãn hàng đã cho ra mắt một số sản phẩm được pha chế bởi những phương pháp đặc biệt như Syphon, V60,…

4.2 Giá bán

Tệp khách hàng của Phê la không chỉ là những tín đồ trà sữa như sinh viên, dân văn phòng mà còn hướng tới những người có gu, biết thưởng trà,…

Mức giá của thương hiệu dao động từ 39.000đ đến 350.000đ cho mỗi sản phẩm đồ uống, đồ ăn, sản phẩm đóng gói,… Mặc dù chúng khá cao so với thị trường nhưng nhãn hàng luôn đảm bảo giá trị khách hàng nhận được sẽ tương xứng với số tiền đó.

4.3 Hệ thống cửa hàng, phân phối sản phẩm

Là một thương hiệu mới, Phê La rất chú trọng vào các kênh phân phối của mình trong 7P marketing để ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng. Hầu hết các cửa hàng đều được đặt ở những con phố sầm uất, có phong cảnh đẹp của thành phố. 

Phê La thường đặt cửa hàng tại những khu phố đẹp, sầm uất
Phê La thường đặt cửa hàng tại những khu phố đẹp, sầm uất

Không chỉ vậy, hãng còn kết hợp với các kênh giao hàng, trang thương mại điện tử để mang sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng.

4.4 Quảng bá

Kế hoạch truyền thông trong 7P marketing của Phê La được triển khai trên tất cả các nền tảng của hãng. Chúng đem lại những hiệu ứng rất tốt, thu hút được nhiều khách hàng mới đến trải nghiệm sản phẩm.

4.5 Con người

Trong mô hình 7P marketing của Phê La, hãng đặc biệt chú trọng phát triển yếu tố con người. Không chỉ nâng cao trải nghiệm khách hàng mà họ còn tập trung đào tạo nhân viên để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho thương hiệu.

4.6 Quy trình

Nhờ vào mô hình marketing 7P, thương hiệu đã xây dựng cho mình quy trình phục vụ khách hàng chỉnh chu ngay từ những ngày đầu ra mắt. Đội ngũ nhân viên của Phê La được chia thành những nhóm khác nhau, chịu trách nhiệm cho từng công đoạn nhằm tối ưu thời gian phục vụ khách hàng.

4.7 Bằng chứng vật lý

Không đi theo phong cách sang trọng, Phê La chọn cho mình concept cắm trại, đậm chất Đà Lạt.

Với những chiếc ghế dù, bàn xếp với tông màu nâu gỗ trầm thương hiệu mang đến cho người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Không những thế, những máy móc, trang thiết bị hiện đại cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp, chất lượng đồ uống của thương hiệu này.

Physical Evidence trong mô hình 7P marketing của Phê La
Physical Evidence trong mô hình 7P marketing của Phê La

Mô hình 7P marketing mang đến giải pháp toàn diện nhằm nâng cao uy tín và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hay liên hệ với SUPRO qua Hotline 0904383198 để được giải đáp nhanh chóng. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất