Quan hệ truyền thông là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chiến lược marketing của doanh nghiệp. Vậy media relation là gì? Hãy cùng Supro tìm hiểu chúng ngay bây giờ!
Nội dung chi tiết
1. Quan hệ truyền thông là gì?
Quan hệ truyền thông (Media relation) là quá trình duy trì mối quan hệ với giới truyền thông, báo chí,… Chúng có nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp thông báo, truyền đạt thông tin đến với người dùng một cách tin cậy và nhanh chóng nhất.
2. Vai trò của media relation đối với doanh nghiệp
Media relation đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của thương hiệu như:
2.1 Tăng độ nhận diện, uy tín của thương hiệu
Media relation sẽ giúp các doanh nghiệp chia sẻ thông tin đến với người dùng, khách hàng mục tiêu. Thông qua các bài báo, nội dung trên social và các trang báo uy tín người dùng sẽ cảm thấy tin tưởng vào thương hiệu hơn.
Nhờ đó, chúng ta có thể nhanh chóng tăng độ nhận diện, khẳng định uy tín của doanh nghiệp của mình.
2.2 Quảng cáo và tiếp thị khách hàng hiệu quả nhờ quan hệ truyền thông
Quảng cáo và tiếp thị trên các trang báo điện tử, truyền hình là một trong những công việc không thể thiếu khi triển khai kế hoạch marketing. Đây cũng là nơi tiếp cận khách hàng mang lại nhiều tỷ lệ chuyển đổi cho chúng ta.

3. Phân biệt quan hệ truyền thông và quan hệ công chúng
Public Relation và Media Relation là hai khái niệm hay bị mọi người nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, chúng có một số điểm khác nhau mà bạn nên biết như:
Quan hệ truyền thông | Quan hệ công chúng | |
Khái niệm | Media relation là một phần của quan hệ công chúng. Tuy nhiên, chúng tập trung vào các hoạt động tương tác với nhà báo, phóng viên,… | PR là quá trình tương tác giữa doanh nghiệp và công chúng nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. |
Hoạt động chính |
|
|
Đối tượng tương tác | Giới truyền thông | Công chúng |
4. 5 Tips giúp bạn tạo mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông
Xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông luôn được các doanh nghiệp ưu tiên và chú trọng khi triển khai kế hoạch tiếp thị. Để giải quyết vấn đề này chúng ta nên chú ý thực hiện 5 tips sau đây.
4.1 Chủ động cung cấp thông tin
Các doanh nghiệp nên chuẩn bị trước các thông tin muốn truyền tải để sẵn sàng trao đổi với nhà báo bất kỳ lúc nào họ liên hệ. Bên cạnh đó, các chuyên viên media relation cũng nên chủ động trao đổi về mong muốn của doanh nghiệp.
Chúng có thể nội dung mà bạn muốn tập trung hay những gương mặt tiêu biểu làm nổi bật danh tiếng của công ty.

4.2 Bình tĩnh và kiên nhẫn
Bất kỳ ngành nghề nào cũng không thể tránh khỏi những sai sót không đáng có và ngành báo cũng vậy. Nếu họ đưa những thông tin sai lệch về doanh nghiệp, chúng ta hãy bình tĩnh, kiên nhẫn và cung cấp lại cho họ những thông tin chính xác nhất.
4.3 Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các nhà báo, phóng viên
Bạn nên tìm hiểu về nhu cầu, sở thích cũng như các thông tin về những nhà báo và phóng viên có tiềm năng. Chúng ta có thể thăm hỏi, gửi quà vào các ngày lễ, chúc mừng sinh nhật,… để duy trì mối quan hệ này.

4.4 Tránh gây ra những hiểu lầm không đáng có trong các mối quan hệ truyền thông
Đây được đánh giá là mối quan hệ lâu dài và có lợi cho chúng ta trong suốt thời gian làm nghề. Khi bạn chuyển sang công ty khác chúng ta vẫn cần đến những mối quan hệ này để hỗ trợ công việc. Vậy nên chúng ta tránh gây ra những hiểu lầm hoặc nếu có hãy hoà giải bằng sự chân thành của mình.
4.5 Cung cấp thông tin độc quyền
Bất kỳ tòa soạn, phóng viên nào cũng thích tin độc quyền. Do đó, với trang báo “ruột” bạn hãy ưu tiên cung cấp cho họ những thông tin độc quyền, hot nhất của doanh nghiệp.

Như vậy, SUPRO đã giúp bạn hiểu hơn về quan hệ công chúng cũng như các mẹo để xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết đã đem đến những kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên với SUPRO qua Hotline 0904383198 để được giải đáp nhanh chóng.