Tiếp thị xanh là gì? Áp dụng chiến lược vào kinh doanh

5/5 - (1 bình chọn)

Tiếp thị xanh là một cụm từ quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa của nó. Do đó bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về tiếp thị xanh, cũng như cách áp dụng chiến lược tiếp thị này vào hoạt động kinh doanh. 

1. Tiếp thị xanh là gì?

Tiếp thị xanh (green marketing) là hoạt động quảng bá sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường. 

Ví dụ về tiếp thị xanh: giảm lượng khí thải liên quan tới quá trình sản xuất sản phẩm; sản xuất bao bì sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần. 

2. Lợi ích cho doanh nghiệp

Tiếp thị xanh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong đó có 5 lợi ích tiêu biểu dưới đây:

2.1. Bảo vệ môi trường

Đầu tiên phải kể đến đó là, tiếp thị xanh góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường. Đứng trước tác động của biến đổi khí hậu, tiếp thị xanh đã gửi tới khách hàng một thông điệp hết sức ý nghĩa về việc chung tay bảo vệ môi trường. Từ đó, góp phần thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về việc tiêu dùng xanh, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. 

tiếp thị xanh

2.2. Thâm nhập thị trường mới 

Tiếp thị xanh tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng của mình. Tuy nhiên, muốn sản xuất sản phẩm/dịch vụ xanh, doanh nghiệp phải đầu tư một khoản chi phí khá lớn để thay đổi quy trình sản xuất sản phẩm, thay thế bằng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường. 

Có thể thấy, tiếp thị xanh vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với bất kỳ doanh nghiệp muốn xâm nhập thị trường. 

2.3. Tạo lợi thế cạnh tranh

Sản phẩm xanh là một USP nổi bật mà thương hiệu có thể dùng để cạnh tranh so với các thương hiệu khác trên thị trường. Theo khảo sát Nielsen Việt Nam cho thấy 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết “xanh” và “sạch”, sản xuất từ các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường. 

3. 5 yếu tố quan trọng của tiếp thị xanh

3.1. Thiết kế bao bì

Thiết kế bao bì xanh giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu xanh. Nó không chỉ thể hiện qua màu sắc, hình ảnh minh họa mà còn thể hiện qua chất liệu làm nên bao bì sản phẩm. Thông thường, bao bì xanh được làm từ nguyên liệu dễ phân hủy hoặc có thể tái sử dụng. 

Ví dụ: Vinfast ra mắt dịch vụ xe ôm công nghệ chạy bằng điện với bộ nhận diện thương hiệu là màu xanh, màu đại diện cho môi trường xanh và năng lượng xanh.

3.2. Định vị thương hiệu 

Định vị thương hiệu là nỗ lực để tạo ra dấu ấn trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng nhớ tới khi nhắc tới thương hiệu của mình. Ví dụ như, khi nhắc tới tới nước ngọt có ga chúng ta nghĩ ngay tới Coca Cola.

Với định vị thương hiệu xanh, bạn có thể tuyên bố định vị thương hiệu bằng một câu ngắn gọn, chứa đựng đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ để mỗi khi nhắc tới khách hàng nhớ ngay tới bạn đầu tiên. Ví dụ, định vị thương hiệu của Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay “made in vietnam”. 

3.3. Chiến lược giá cả thân thiện

Làm rõ sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp thân thiện với môi trường và có chi phí rẻ hơn các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường. 

Ví dụ: cùng đi một quãng đường 500km, xe xăng tốn khoảng 1.200.000 VNĐ nhưng xe điện chỉ mất khoảng 800.000 VNĐ. 

3.4. Hoạt động logistics xanh

Logistics xanh được hiểu là phát triển kinh tế gắn liền với các hoạt động cân bằng môi trường sinh thái. Ứng dụng của logistics xanh được sử dụng trong quy trình sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Các biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng để giảm thiểu tác động tới môi trường như: xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải trước khi đưa ra môi trường; cắt giảm bao bì đóng gói bằng nhựa. 

3.5. Vòng đời sản phẩm thân thiện với môi trường

Sản phẩm xanh giúp chúng ta tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên một cách hiệu quả. Nhắc tới vòng đời sản phẩm là nhắc tới 3R (Reduce – Reuse – Recycle). Reduce là cắt giảm nguyên vật liệu đầu vào. Reuse là tái sử dụng sản phẩm cho nhiều lần. Recycle là có khả năng tái chế thành một sản phẩm khác. Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong 3 phương pháp: cắt giảm, tái sử dụng, tái chế cho hoạt động kinh doanh của mình. 

Xem thêm: Mô hình C2C là gì? Những lợi ích và rủi ro khi áp dụng mô hình này

4. 3 cách áp dụng tiếp thị xanh

4.1. Hạn chế túi nilon, hộp nhựa 

Để phân hủy một túi nilon hay một chiếc hộp nhựa cần từ 10-100 năm để chúng tự phân hủy. Chưa kể nếu chúng ta đốt để tiêu hủy, nó sẽ sinh ra các khí độc hại cho sức khỏe. Vì vậy, hạn chế chất sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần là điều vô cùng cần thiết. 

Ví dụ: Thay thế hộp đựng bằng nhựa thành hộp đựng bằng giấy, vừa ăn toàn cho sức khỏe vừa bảo vệ môi trường. 

4.2. Sản xuất sản phẩm bằng nguyên liệu tái chế

Thu gom vỏ chai, lọ và tái chế nhằm giảm thiểu rác thải ra môi trường, đồng thời có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất.  

Ví dụ: chai nước Lavie làm từ nhựa tái chế

4.3. Hỗ trợ sáng kiến bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp thể hiện ý thức bảo vệ môi trường bằng cách trích một phần lợi nhuận để ủng hộ các sáng kiến bảo vệ môi trường. 

Ví dụ: trồng cây xanh phủ rừng đầu nguồn. 

Xem thêm: Các ý tưởng truyền thông độc đáo

Marketing 6P là gì? Ứng dụng của mô hình trong thực tế

tiếp thị xanh

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể áp dụng chiến lược tiếp thị xanh vào hoạt động kinh doanh của mình. Nếu bạn đang tìm dịch vụ marketing uy tín để thực hiện chiến dịch tiếp thị, hãy liên hệ Supro để được hỗ trợ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất