Các bước lập kế hoạch Content Marketing và 3 mẫu plan mới nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Một mẫu kế hoạch Content Marketing hiệu quả sẽ giúp cho các doanh nghiệp quản lý và tối ưu dễ dàng các nội dung trên website, social. Hãy cùng Supro tìm hiểu các bước lập plan Content Marketing và một số mẫu kế hoạch cho các trang mạng xã hội.

1. Content plan mẫu là gì?

Đây là một phần tài liệu mô tả quá trình lên ý tưởng, thiết lập kế hoạch marketing và mục tiêu hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong một thời gian nhất định. 

2. Tại sao phải lên kế hoạch content marketing?

Lên kế hoạch Content Marketing là cách tốt nhất để thống nhất và phân phối đều về mặt nội dung, mật độ đăng bài phù hợp với từng thời điểm. Nó giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và có kế hoạch chính xác để tăng lượng truy cập và thu hút khách hàng. 

Mẫu kế hoạch Content Marketing là cách tốt nhất để quản lý các bài đăng
Mẫu kế hoạch Content Marketing là cách tốt nhất để quản lý các bài đăng

Không những vậy, kế hoạch Content Marketing còn cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về các chiến dịch marketing. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng tối ưu và chỉnh sửa chiến dịch sao cho hiệu quả nhất.

3. Khi nào cần lên kế hoạch Content Marketing?

Doanh nghiệp cần lên một bản kế hoạch content marketing khi:

  • Bắt đầu một chiến dịch Content Marketing mới
  • Thay đổi đối tượng, mục tiêu,…
  • Tăng sự hiện diện trực tuyến
  • Muốn phát triển thương hiệu

4. Mẫu kế hoạch Content Marketing bao gồm những gì?

Mỗi mẫu kế hoạch Content Marketing sẽ có những nội dung khác nhau, sao cho phù hợp với mục tiêu marketing. Tuy nhiên, mẫu kế hoạch Content Marketing sẽ bao gồm những nội dung cơ bản như: 

  • Tab lịch biểu chung 
  • Lịch kế hoạch hàng tháng 
  • Kho lưu trữ nội dung

5.  9 Bước lập mẫu kế hoạch Content Marketing hiệu quả 

Để xây dựng một mẫu kế hoạch Content Marketing hiệu quả, bạn có thể tham khảo cách thiết lập kế hoạch qua 9 bước.

Bước 1: Nghiên cứu

Đây được coi là bước quan trọng nhất trong 9 bước, tiền đề giúp kế hoạch Content Marketing được hiệu quả nhất. Trong bước này, chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu 4 đối tượng: Thương hiệu, sản phẩm, khách hàng, đối thủ.

Nghiên cứu là bước quan trọng nhất trong việc lập mẫu kế hoạch 
Nghiên cứu là bước quan trọng nhất trong việc lập mẫu kế hoạch

Nghiên cứu thương hiệu

Để nghiên cứu chính xác thương hiệu của mình bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:

  • Thương hiệu bạn đang marketing tên gì? Có ý nghĩa gì?
  • Thương hiệu bạn đang kinh doanh là gì? Đối tượng kinh doanh là ai?
  • Giá trị cốt lõi của công ty là gì? Điểm mạnh của doanh nghiệp là gì?
  • Tại sao khách hàng nên chọn bạn thay vì các đối thủ khác?

Nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ

Mỗi sản phẩm, dịch vụ đều mang những đặc thù riêng, bạn nên nghiên cứu sản phẩm của mình qua những câu hỏi dưới đây:

  • Tính năng của sản phẩm, dịch vụ là gì?
  • Lợi ích của sản phẩm là gì?

Nghiên cứu khách hàng

Nghiên cứu khách hàng giúp bạn có thể xác định được chính xác đối tượng cần hướng đến, giúp tăng hiệu quả marketing. 

Nghiên cứu khách hàng giúp bạn xác định đúng đối tượng cần tiếp cận 
Nghiên cứu khách hàng giúp bạn xác định đúng đối tượng cần tiếp cận

Để nghiên cứu khách hàng cần nắm rõ một số thông tin như:

  • Nhân khẩu học: Độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi sống, nghề nghiệp
  • Hành vi, thói quen của họ là gì?
  • Họ đã biết sản phẩm, dịch vụ của mình hay chưa?
  • Họ đang tìm kiếm điều gì?
  • Phân tích insight khách hàng

Nghiên cứu đối thủ

Mục đích của nghiên cứu đối thủ giúp chúng ta hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ, từ đó rút ra những điểm cần cải thiện cho chính doanh nghiệp của mình. Không những vậy, bạn còn có thể học hỏi được những điểm mạnh của đối thủ, giúp tối ưu kế hoạch marketing.

Bước 2: Xác định mục tiêu cho kế hoạch Content Marketing

Nếu bạn đang bắt đầu lên plan Content Marketing, bạn nên sử dụng công thức AIDA để xác định mục tiêu cho kế hoạch của mình.

Mô hình AIDA trong việc xác định mục tiêu cho kế hoạch Content Marketing 
Mô hình AIDA trong việc xác định mục tiêu cho kế hoạch Content Marketing
  • Attention (Thu hút sự chú ý): Giúp thu hút sự chú ý của mọi người về nội  dung bạn muốn truyền tải.
  • Interest (Sự quan tâm): Tạo ra sự chú ý để khách hàng quan tâm, tò mò về chúng.
  • Desire (Mong muốn): Gợi ra sự thích thú, thúc đẩy khách hàng chuyển từ thích thú sang muốn sở hữu.
  • Action (Hành động): Kêu gọi khách hàng like, share, comment, đăng ký,…

Bước 3: Xác định thông điệp truyền thông

Tuỳ vào thời gian, chiến dịch cụ thể mà chúng ta có các thông điệp khác nhau. Những yêu cầu cơ bản của thông điệp:

  • Sau khi đọc content của bạn, người đọc nhớ được những gì?
  • Người đọc có thể hiểu những nội dung bạn muốn truyền tải không
Vào từng thời gian, chiến dịch sẽ có những thông điệp truyền thông khác nhau
Vào từng thời gian, chiến dịch sẽ có những thông điệp truyền thông khác nhau

Các nguyên tắc để có 1 thông điệp tốt: 

  • Nói thẳng vào vấn đề
  • Có sự kết nối trực tiếp với người đọc
  • Sử dụng từ ngữ thông dụng, dễ hiểu
  • Có sự khác biệt
  • Các thông điệp có sự nhất quán với nhau

Bước 4: Đưa ra định hướng nội dung (Content Director)

Để định hướng nội dung được hiệu quả nhất, chúng ta nên thiết lập bảng content direct có các nội dung:

  • Chi tiết mục tiêu
  • Chi tiết nghiên cứu (Thương hiệu, sản phẩm, khách hàng)
  • Thông điệp
  • Yêu cầu bài viết (Bố cục, SEO, tone, mood,…)
  • ĐỊnh hướng nội dung
  • Định hướng hình ảnh
  • Phần tham khảo

Bước 5: Lên ý tưởng content 

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở bước 1, tại bước này bạn chỉ cần liệt kê các topic phù hợp. Ngoài ra bạn có thể sử dụng UGC User – Generated Content, thay đổi góc nhìn để lên ý tưởng content. 

Bước 6: Chọn lọc những content tốt

Không phải content nào cũng hiệu quả, trước khi tiến hành hoàn thiện bảng kế hoạch chúng ta cần chọn lọc những content tốt. 

Chọn lọc những content tốt sẽ giúp ta tối ưu được kế hoạch Content Marketing
Chọn lọc những content tốt sẽ giúp ta tối ưu được kế hoạch Content Marketing

Content tốt khi chúng đạt những yếu tố dưới đây:

  • Có sự khác biệt
  • Có tính khả thi cao
  • Phù hợp với mục tiêu marketing
  • Truyền tải được thông điệp

Bước 7: Hoàn thiện bảng kế hoạch Content Marketing

Các thông tin đã tiến hành thực hiện ở các bước trên, giờ đây bạn có thể điền chúng vào kế hoạch Content Marketing. 

Bảng kế hoạch Content Marketing mẫu bao gồm:

  • Mục lục
  • Pillar (Chủ đề)
  • Tiêu đề
  • Nơi đăng

Bước 8: Tiến hành viết và tối ưu content 

Sau khi định hướng được content, chúng ta có thể bắt tay ngay vào viết chúng. Tối ưu content là một công việc cần thiết trong quá trình viết content, giúp cho nội dung trở nên hấp dẫn, thu hút hơn.

Tối ưu content giúp cho nội dung của bạn trẻ nên hấp dẫn hơn, thu hút hơn 
Tối ưu content giúp cho nội dung của bạn trẻ nên hấp dẫn hơn, thu hút hơn

Tối ưu content bao gồm: Từ khoá, các thẻ title, hình ảnh, thẻ Meta Description, liên kết,…

Bước 9: Đăng tải, đo lường

Đo lường Content giúp ta biết content đó có hiệu quả hay không, ở mức độ nào. Từ đó, chúng ta có thể thay đổi kế hoạch Content Marketing để đạt hiệu quả tốt nhất.

Các yếu tố đo lường hiệu quả của content:

  • Thứ hạng của từ khoá
  • Lượt xem, thời gian xem, tỉ lệ thoát trang
  • Tỉ lệ tương tác
  • Nội dung comment, đánh giá của khách hàng
  • Các chỉ số chuyển đổi CTR, CR 

Xem thêm: Content giới thiệu công ty

Mẫu Content ra mắt sản phẩm mới

6. Một số mẫu kế hoạch Content Marketing

6.1 Kế hoạch Content Marketing trên Twitter

Mẫu kế hoạch Content Marketing trên Twitter
Mẫu kế hoạch Content Marketing trên Twitter

Bảng kế hoạch gồm 9 cột: Day, date, time, date & time, message, link, campaign name, character count, image.

4 cột đầu tiên (Day, date, time, date & time) để bạn điền thời gian lên lịch cho các bài đăng. Cột “Message” dùng để nhập nội dung bạn muốn đăng tải. Sau đó, hãy tiến hành nhập URL mà bạn muốn đưa vào tweed của mình vào cột “Link”. Hãy điền tiên chiến dịch đang thực hiện vào “Campaign” để tiện theo dõi và kiểm soát. Hình ảnh trên Twitter được quy định là 1024 x 512 pixel.

6.2 Plan Content Marketing trên Facebook

Plan Content Marketing trên Facebook
Plan Content Marketing trên Facebook

Bảng gồm 7 cột: Day, date, time, message, link, campaign name, image.

Giống như Twitter, ba cột (Day, date, time) để nhập thời gian bạn muốn đăng bài. Nội dung bài viết, cập nhật trạng thái bạn sẽ tiến hành điền vào cột “Message”. Nếu có đường link cần chèn vào bài viết, hãy điền vào cột “Link” trong bảng. Tương tự vào Twitter, cột “Campaign name” dùng để điền tên chiến dịch hiện tại. 

Lưu ý, khi gắn ảnh vào bảng cần tuân thủ kích thước ảnh của Facebook 1200 x 900 pixel.

6.3 Mẫu kế hoạch Content Marketing trên Instagram

Plan Content Marketing mẫu trên Instagram 
Plan Content Marketing mẫu trên Instagram

Mẫu kế hoạch trên Instagram tương tự với Facebook. Tuy nhiên, trạng thái trên Instagram bị giới hạn trong 2.200 ký tự. Tại cột “Link for bio” bạn có thể nhập bất kỳ liên kết nào bạn định đặt trong tiểu sử kèm theo bài đăng. Kích thước hình ảnh được quy định trên nền tảng này là 1080 x 1080 pixel.

Xem thêm: 6 Bước lập mẫu kế hoạch chương trình khuyến mãi đơn giản, hiệu quả

Supro mong rằng bài viết này đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho các bạn! Hãy tiến hành thiết lập mẫu kế hoạch Content Marketing để các chiến dịch marketing của chúng ta đạt được hiệu quả tốt nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất