Mọi doanh nghiệp đều cần xây dựng những website riêng, phù hợp với từng mục đích kinh doanh. Dù vậy nhưng không phải nhà bán hàng nào cũng biết cách xây dựng web. Chính vì vậy, hôm nay Supro xin chia sẻ với các bạn cách làm website từ A đến Z chỉ với 8 bước.
Nội dung chi tiết
- Bước 1: Xác định mục đích của website
- Bước 2: Xác định các tính năng cần thiết để xây dựng website
- Bước 3: Đăng ký tên miền cho website
- Bước 4: Thuê web hosting khi xây dựng website
- Bước 5: Chọn nền tảng thiết kế website
- Bước 6: Phát triển content cho website
- Bước 7: Quảng bá website
- Bước 8: Theo dõi và nâng cấp website
Bước 1: Xác định mục đích của website
Mỗi loại hình website sẽ phục vụ những nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp. Do đó, trước khi bắt tay vào xây dựng website chúng ta cần xác định rõ mục đích của mình.
Ngoài ra, mỗi loại website còn có những giao diện, tính năng và hiệu quả khác nhau nên việc xác định loại hình web là vô cùng cần thiết. Bạn có thể tham khảo một số kiểu website hiện nay đang phổ biến trên thị trường như:
- Website bán hàng.
- Website giới thiệu công ty.
- Website giáo dục.
- Website cập nhật tin tức.
- Website dạng diễn đàn, trao đổi mua bán.
- Website blog, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
- Website giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định các tính năng cần thiết để xây dựng website
Sau khi đã chọn ra loại hình phù hợp chúng ta cần xác định thêm các tính năng để xây dựng website. Các tính năng này có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá, cải tiến website và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, một website chuyên nghiệp còn cần đáp ứng một số tiêu chí sau đây:
- Tốc độ tải trang cao, không quá 0,5s.
- Độ bảo mật cao.
- Có khả năng SEO.
- Đã được tối ưu UX/UI.
- Dễ dàng nâng cấp và cải tiến theo nhu cầu doanh nghiệp.
Bước 3: Đăng ký tên miền cho website
Bất kỳ website nào cũng cần có tên miền, chúng chính là địa chỉ để mọi người tìm thấy web của doanh nghiệp. Không những thế, tên miền còn ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh thương hiệu và khả năng SEO. Khi đăng ký tên miền, các doanh nghiệp có thể áp dụng 4 tips sau để nâng cao hiệu quả xây dựng website:
- Không đặt tên miền dài, có chứa số và các ký tự đặc biệt.
- Cân nhắc khi chọn những tên miền mở rộng.
- Không chọn những tên miền khó phát âm, có ý nghĩa tiêu cực.
- Hạn chế lựa chọn nhiều tên miền gần giống nhau.
Bước 4: Thuê web hosting khi xây dựng website
Web hosting là nơi bạn lưu trữ toàn bộ dữ liệu website để người dùng có thể truy cập, đọc và tải nó khi cần thiết. Trong quá trình lựa chọn web hosting bạn nên chú ý một số điều sau:
- Số lượng web có thể hoạt động trên hosting.
- Chứng chỉ bảo mật.
- Dung lượng database, băng thông.
- RAM.
- Trang quản trị.
Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ trỏ tên miền về hosting bằng cách kết nối domain đã đăng ký với hosting.
Bước 5: Chọn nền tảng thiết kế website
Chọn nền tảng thiết kế website được đánh giá là bước quan trọng nhất trong quá trình tạo web. Chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động và hiệu quả của web.
Hiện nay trên thị trường doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 4 nền tảng thiết kế website phổ biến như: CMS, Website Builder, Cloud Platform, Web tự code. Mỗi nền tảng đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ để xác định độ tương thích của chúng với mục tiêu doanh nghiệp.
Bước 6: Phát triển content cho website
Để website đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, ngoài giao diện bạn còn phải phát triển content cho chúng. Team marketing sẽ xây dựng kế hoạch nội dung, tiến hành viết bài chuẩn SEO cho website. Làm tốt bước này bạn sẽ tối ưu được công cụ tìm kiếm, nâng cao thứ hạng website trên Google.
Trong quá trình phát triển content, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ sau đây nhằm tăng hiệu quả công việc:
- Nghiên cứu từ khóa: Google Keyword Planner, Google Keyword Tool,…
- Kiểm tra trùng lặp nội dung: Small SEO Tool, Duplichecker,…
- Tối ưu SEO OnPage: SEOquake, WebSIte Auditor,…
- Kiểm tra thứ hạng từ khoá: Spineditor, Serprobot,…
- Kiểm tra tốc độ load: Google PageSpeed, Lighthouse,…
Bước 7: Quảng bá website
Sau khi xây dựng website hoàn chỉnh, bạn hãy thực hiện một số chiến dịch marketing để tiếp cận nhiều người dùng hơn. Khi này, chúng ta có thể triển khai tiếp cận trên các nền tảng social media, xây dựng backlink,…
Bước 8: Theo dõi và nâng cấp website
Quá trình xây dựng website vẫn sẽ tiếp tục kể cả khi chúng đã được công khai trên thị trường. Chúng ta sẽ dựa trên nhu cầu khách hàng, sự phát triển công nghệ để theo dõi và cải tiến website. Nhờ vậy, website sẽ ngày càng chuyên nghiệp giúp thương hiệu xây dựng uy tín và thu hút nhiều khách hàng mới hơn.
Qua bài viết này bạn có thể thấy tạo ra website không hề khó như bạn nghĩ. SUPRO hy vọng rằng qua bài viết này bạn có thể tự xây dựng website cho doanh nghiệp của mình. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào bạn hãy liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0904383198 để được tư vấn và giải đáp miễn phí!