Các chiến lược truyền thông sản phẩm có tác động trực tiếp đến thành công của doanh nghiệp. Chính vì vậy những chiến lược này ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng và phát triển nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng. Để hiểu rõ hơn về chiến lược tiếp thị này bạn hãy cùng Supro đọc bài viết ngay dưới đây.
Nội dung chi tiết
1. Chiến lược truyền thông là gì?
Chiến lược truyền thông (Communication Strategy) là chiến lược được xây dựng nhằm truyền tải thông tin và thông điệp của doanh nghiệp đến người dùng. Chúng chính là trợ thủ đắc lực để doanh nghiệp tạo lòng tin và xây dựng hình ảnh tích cực với những khách hàng tiềm năng của mình.
2. Tại sao các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược truyền thông sản phẩm?
Có thể nói sự kiện ra mắt sản phẩm mới chính là bước ngoặt lớn đối với doanh nghiệp. Chúng có thể giúp bạn có thêm được nhiều khách hàng mới nhưng cũng có thể khiến bạn dần mất đi vị trí trên thị trường hiện tại .
Do đó việc xây dựng chiến lược communication strategy mới chất lượng, tối ưu là điều vô cùng cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp. Khi triển khai những chiến lược phù hợp bạn có thể đem về cho doanh nghiệp những lợi thế sau:
2.1 Tăng độ nhận diện thương hiệu
Dù là thương hiệu lớn hay nhỏ chúng ta vẫn cần chú trọng đến việc tăng độ nhận diện thương hiệu. Kế hoạch truyền thông tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng, tăng doanh số mà giúp bạn mở rộng thị trường tiềm năng.
2.2 Xây dựng lòng tin với khách hàng
Không phải sản phẩm nào ra mắt thị trường cũng được mọi người đón nhận và ủng hộ. Tuy nhiên thông qua communication strategy các doanh nghiệp có thể xây dựng lòng tin với người tiêu dùng bằng các hoạt động mà chúng ta triển khai.

2.3 Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số đo lường hiệu suất tiếp thị cho doanh nghiệp. Chỉ số này cũng sẽ phản ánh và dự báo trước tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai gần. Chính vì vậy để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi chúng ta cần tối ưu các quảng cáo, đưa ra kế hoạch tiếp thị bằng những chiến lược truyền thông cụ thể.
3. 3 Giai đoạn chính trong quá trình triển khai kế hoạch
Quá trình triển khai kế hoạch tiếp thị sản phẩm sẽ được diễn ra bởi 3 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn sẽ có những mục tiêu riêng, hỗ trợ nhau đạt được kết quả mà doanh nghiệp mong muốn.
3.1 Giai đoạn triển khai trong kế hoạch truyền thông sản phẩm
Giai đoạn đầu tiên trong quá trình truyền thông doanh nghiệp sẽ thực hiện một số công việc truyền thông, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng. Đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng vì chúng có khả năng quyết định đến kết quả của kế hoạch tổng thể.

3.2 Tăng trưởng
Sau khi đã xây dựng hình ảnh tích cực, được nhiều khách hàng biết đến chúng ta sẽ đến bước thu hút khách hàng, mở rộng thị trường. Để làm được việc này bạn có thể thiết lập hệ thống phân phối, triển khai các chương trình ưu đãi, tri ân khách hàng,…
3.3 Bão hoà
Không phải doanh thu lúc nào cũng sẽ tăng trưởng liên tục như ở giai đoạn tăng trưởng mà sẽ có những lúc chúng bị chậm lại hoặc thậm chí là đi xuống. Khi này team marketing cần đề xuất những biện pháp tối ưu chi phí tiếp thị để tiết kiệm ngân sách cho việc thu hút khách hàng mới. Một số giải pháp mà các doanh nghiệp có thể tham khảo khi truyền thông sản phẩm như:
- Dừng truyền thông tại một số nền tảng kém hiệu quả.
- Tắt những quảng cáo không thu hút người xem.
- Tối ưu content website, social media,…

4. 4 Chiến lược communication strategy bùng nổ doanh số
Có rất nhiều chiến lược truyền thông mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên bạn nên tham khảo 4 chiến lược mà chúng tôi đề xuất sau đây để có thể tối ưu hiệu quả, tăng trưởng doanh số nhanh chóng.
4.1 Triển khai content
Content là một trong những yếu tố có khả năng thu hút khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu và tạo ra sự tương tác hai chiều. Ngoài ra chúng còn giúp bạn cải thiện thứ hạng website của mình trên các công cụ tìm kiếm. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, cải thiện doanh thu một cách nhanh chóng.
4.2 Chiến lược ads khi truyền thông sản phẩm mới
Hầu hết tất cả các doanh nghiệp hiện nay đều triển khai các chiến dịch ads cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Đây được đánh giá là hình thức truyền thông cơ bản nhất mà vẫn có thể đạt được những mục tiêu trong kinh doanh.

4.3 Livestream
Trong những năm gần đây livestream đã trở thành một làn sóng gây bùng nổ thị trường thương mại điện tử. Hình thức này là một trong những cách để doanh nghiệp, người bán hàng có thể tương tác trực tiếp với khách hàng của mình. Từ đó chúng ta sẽ dễ dàng tư vấn, hỗ trợ cũng như thúc đẩy khách hàng thực hiện chuyển ngay tại thời điểm đó.
4.4 Influencer marketing
Xu hướng người dùng thay đổi liên tục qua thời gian thay vì tìm kiếm thông tin trên Google giờ đây họ thường nghiên cứu sản phẩm qua social media. Chính vì vậy chiến lược influencer marketing hiện đang nhiều doanh nghiệp được chú trọng và đẩy mạnh trong kế hoạch truyền thông sản phẩm.
Booking những influencer phù hợp với ngành hàng, sản phẩm của mình chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận với lượng lớn người tiêu dùng tiềm năng. Bên cạnh đó, dựa vào độ uy tín của influencer mọi người cũng sẽ trở nên tin tưởng và muốn mua sản phẩm hơn.

Một chiến lược truyền thông sản phẩm phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp, nội dung của mình đúng thời điểm, đúng đối tượng. SUPRO hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về communication strategy.