Quảng cáo tivi đã chiếm vị thế độc tôn từ lâu, khi còn là chiếc tivi đen trắng. Hiện nay, các thương hiệu lớn vẫn rất ưu ái cho quảng cáo truyền hình. Họ giành một khoản ngân sách khổng lồ để chi trả cho các quảng cáo trên tivi, tại những khung giờ hot, giữa các show truyền hình nổi tiếng.
Nhưng với sự phát triển của công nghệ Internet ngày nay, liệu với chi phí đắt đỏ và cách làm truyền thống, các quảng cáo truyền hình có còn hiệu quả như trước không? Nó sẽ mang lại những ưu điểm và hạn chế như thế nào? Trong bài viết này, SUPRO sẽ giúp bạn phân tích chi tiết tất cả những thông tin liên quan đến quảng cáo trên truyền hình trong thời đại công nghệ số. Tham khảo ngay nhé.
Quảng cáo tivi là gì? Ưu, nhược điểm như thế nào?
Nội dung chi tiết
1. Quảng cáo tivi là gì?
Quảng cáo trên tivi hay còn gọi là quảng cáo trên truyền hình. Đây là một loạt các chương trình truyền hình được sản xuất và chi trả bởi một tổ chức, nhằm thể hiện cho khán giả biết về công ty, sản phẩm, dịch vụ của mình.
Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam là phương tiện phổ biến dành cho những doanh nghiệp lớn kể từ khi chiếc TV có mặt trong phòng khách của mỗi gia đình. Sau đó, nhờ sự xuất hiện của truyền hình cap dẫn tới chi phí sản xuất thấp hơn và cơ hội tiếp cận các thị trường nhỏ hơn, nhiều chỉ tiêu hơn. Từ đó làm cho việc quảng cáo tivi trở thành một lựa chọn khả thi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Ưu và nhược điểm của quảng cáo tivi
2.1. Ưu điểm của quảng cáo trên tivi
- Có khả năng gây chú ý: Quảng cáo xuất hiện khi khán giả đang tập trung nhất. Bên cạnh đó, nhờ âm thanh, hình ảnh, nội dung cuốn hút,… nên tạo được ấn tượng sâu sắc cho người xem.
- Phạm vi rộng: TV luôn có nhiều khán giả hơn radio và báo chí. Vì thế quảng cáo trên tivi phù hợp với mọi lứa tuổi, tiếp cận được 60% các hộ gia đình. Từ đó sản phẩm được đông đảo công chúng biết tới, giúp tăng mức tiêu thụ sản phẩm.
- Giới hạn được phạm vi địa lý: Các doanh nghiệp được lựa chọn phạm vi phát quảng cáo của mình. Điều này phục vụ cho mục đích thử nghiệm tiếp thị, chọn lọc, phân phối sản phẩm cho từng khu vực cụ thể.
- Có tính động: Việc lặp đi lặp lại quảng cáo tivi giúp kích thích, thu hút sự chú ý của não bộ, nhằm khắc sâu tên thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và thông điệp vào trí nhớ của khán giả.
- Tăng cơ hội sáng tạo: Mỗi mẫu quảng cáo phải luôn có nội dung tươi mới để thu hút người xem, tránh gây nhàm chán. Vì thế, các công ty đều có thể thể hiện sự sáng tạo và cá tính của mình qua từng sản phẩm.
Quảng cáo trên truyền hình có nhiều ưu điểm nổi bật
2.2. Nhược điểm của quảng cáo tivi
- Chi phí quảng cáo trên truyền hình cao
Mặc dù chi phí phí cho một lần phát sóng quảng cáo khá thấp nhưng để tạo được sự chú ý đến khách hàng thì quảng cáo đó phải được phát đi, phát lại nhiều lần. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chi một khoản phí khá lớn để dàn dựng, sản xuất đoạn phim quảng cáo.
- Quảng cáo có tuổi thọ ngắn
Không giống như các loại quảng cáo khác, các chương trình quảng cáo tivi sau khi không phát sóng nữa sẽ mất hẳn.
- Thời gian quảng cáo bị hạn chế
Các doanh nghiệp ngày các phát triển lớn mạnh và đòi hỏi nhu cầu quảng cáo. Vì thế, hiện nay có quá nhiều quảng cáo của các doanh nghiệp khác nhau cần phát sóng trên truyền hình nên việc quy định thời lượng phát quảng cáo trên sóng truyền hình là một hạn chế.
- Quảng cáo tivi thiếu những phân khúc rõ ràng
Quảng cáo truyền hình thường không nhắm vào một phân khúc thị trường cụ thể. Do vậy, đối tượng xem rộng rãi đôi khi lại là hạn chế với những doanh nghiệp muốn nhắm vào đối tượng khách hàng cụ thể.
- Quảng cáo tivi rất khó để thay đổi
Với các loại hình quảng cáo như trên Internet, báo chí,… thì việc cập nhật giá cả hay các chương trình khuyến mãi rất đơn giản, chỉ cần thay đổi các phiếu mua hàng, thay đổi nội dung đăng tải là xong. Nhưng với quảng cáo trên truyền hình, nếu muốn thay đổi gì đó thì phải cập nhật lại kịch bản và quay lại toàn bộ phim quảng cáo nên sẽ tốn tiền.
Nhược điểm lớn nhất của quảng cáo truyền hình đó là chi phí cao
3. Các hình thức quảng cáo trên tivi phổ biến hiện nay
3.1. Quảng cáo bằng TVC
Mỗi video TVC dài khoảng 15s – 45s, thường được phát vào khung thời gian như trước, sau hay giữa một chương trình truyền hình hoặc một bộ phim. Đây là hình thức truyền tải các thông tin về sản phẩm, về nhãn hiệu đến người xem một cách đặc sắc nhất.
3.2. Quảng cáo Pop-Up
Quảng cáo Pop-Up là hình thức quảng cáo tivi được khá nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Loại hình quảng cáo này sẽ chạy song song với chương trình, ở phía dưới màn hình của chương trình đang phát sóng, giúp người xem không bị gián đoạn chương trình đang xem. Đây chính là ưu điểm lớn nhất của hình thức quảng cáo Pop-Up.
3.3. Quảng cáo bằng logo
Các doanh nghiệp có thể đặt logo của mình tại góc màn hình khi chương trình đang phát sóng hoặc đặt trong trường quay của các chương trình.
3.4. Hình thức chạy chữ, panel trong khi đang phát chương trình khác
Đây là hình thức quảng cáo tivi đơn giản nhất với các đoạn quảng cáo ngắn được chạy dưới màn hình, song song với chương trình.
3.5. Hình thức tự giới thiệu doanh nghiệp và tư vấn tiêu dùng
Với hình thức này, doanh nghiệp có thể cung cấp đầy đủ các thông tin sản phẩm, dịch vụ của mình nhờ thời lượng phát sóng dài. Đây là một lợi thế lớn đối với hình thức quảng cáo TVC hay panel.
Ví dụ quảng cáo với hình thức tư vấn tiêu dùng
3.6. Tài trợ chương trình truyền hình
Nhờ việc tài trợ phát sóng, tài trợ sản xuất chương trình, doanh nghiệp tài trợ sẽ được xuất hiện và nhắc đến trong các chương trình đó. Từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được lượng khách hàng lớn trên truyền hình.
4. Hiệu quả của quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam như thế nào?
Hiện nay, trong thời đại công nghệ số, số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam xấp xỉ 40 triệu dân và số lượng tivi lên tới 80% các hộ gia đình trên cả nước.
Theo khảo sát, lượng người xem tivi chủ yếu ở nông thôn. Còn ở thành thị, mọi người có xu hướng mở tivi lên để đó nên không có quá nhiều người xem. Với tỷ lệ sử dụng Internet ngày càng cao cùng với đó là sự bận bịu công việc cơ quan, gia đình, việc xem tivi với cư dân ở thành thị bị coi là mất thời gian mà chẳng thu được nhiều kiến thức.
Vậy quảng cáo tivi đang có độ phủ là bao nhiêu? Theo một nghiên cứu của nước ngoài tại Việt Nam, có tới 70% khán giả không hài lòng với quảng cáo truyền hình. Họ thường có xu hướng chuyển kênh mỗi khi có quảng cáo xuất hiện. Nguyên nhân do hầu hết các quảng cáo tivi không nhắm trúng nhu cầu họ cần và họ không mua hàng nhờ quảng cáo.
Bên cạnh đó, do quảng cáo tivi không thể kiểm soát được lượng người dùng xem, hành vi, lứa tuổi, thu nhập của người xem như các quảng cáo digital trên Internet nên các doanh nghiệp khó có thể phân tích được người xem. Có khi mọi người chỉ bật để đó rồi làm việc nhà, nấu ăn. Chính vì vậy, hiệu quả của quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam vẫn còn là một dấu chấm hỏi.
Ngoài ra, chi phí quảng cáo tivi tính bằng giây, 10 giây có thể lên tới 150 triệu đồng. Đây là con số quá lớn cho một trải nghiệm nhỏ, trong khi việc phát sóng quảng cáo khó có thể đong đếm được lượt xem và khó tìm thấy đúng đối tượng khách hàng. Nếu quảng cáo trong khung giờ không phù hợp hay đối tượng xem không phù hợp thì còn gây phản cảm, phản tác dụng, tốn kém.
Quảng cáo trên truyền hình có thể sẽ không còn vị trí độc tôn
Tóm lại, với những ưu điểm sẵn có, quảng cáo tivi mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên cân nhắc về tính chất của sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho phù hợp với ngân sách để có thể sử dụng công cụ này hiệu quả hoặc có thể đầu tư cho các hình thức quảng cáo khác hiệu quả hơn mà chi phí rẻ hơn. Mong rằng với những chia sẻ trên của SUPRO, bạn đọc có thể lựa chọn được hình thức Marketing đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.