Plan SEO là gì? 9 Bước xây dựng kế hoạch SEO tối ưu nhất

Rate this post

Plan SEO là một chiến lược toàn diện nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và nâng cao thứ hạng cho website trên các công cụ tìm kiếm. Vậy kế hoạch SEO là gì? Cách xây dựng chúng như thế nào? Hãy cùng Supro tìm hiểu và làm rõ vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây. 

1. SEO là gì?

SEO hay Search Engine Optimization là quá trình cải thiện và tối ưu hóa website nhằm cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing,… SEO có thể áp dụng cho tất cả các loại website từ cá nhân cho đến doanh nghiệp, tập đoàn.

2. 4 Lý do doanh nghiệp cần xây dựng plan SEO 

Plan SEO đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thiết lập kế hoạch SEO bởi một số lợi ích mà chúng đem lại như: 

2.1 Xác định mục tiêu SEO cho website 

Xây dựng plan SEO là một trong những phương pháp hiệu quả để doanh nghiệp xác định mục tiêu SEO cho mình. Điều này giúp cho chúng ta định hướng được các công việc cần triển khai trong tương lai. 

Một số mục tiêu của SEO mà bạn có thể tham khảo như: 

  • Tăng traffic cho website.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Nâng cao doanh thu.
  • Xây dựng uy tín thương hiệu.
  • Thu hút khách hàng mới.
Xác định mục tiêu SEO để định hướng các công việc trong tương lai 
Xác định mục tiêu SEO để định hướng các công việc trong tương lai

2.2 Plan SEO là cơ sở để xây dựng bộ từ khoá 

Từ khoá là những cụm từ mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin trên Google, Cốc Cốc,… Do đó xây dựng bộ từ khoá đúng insight người dùng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao thứ hạng website, thu hút người dùng truy cập,…

2.3 Tối ưu hoá trang web

SEO On-page là công việc không thể thiếu trong bất kỳ plan SEO nào. Chúng bao gồm việc triển khai sử dụng từ khoá, triển khai nội dung và kiểm tra giao diện trang web với các thiết bị hiển thị,…

2.4 Đánh giá kết quả SEO

Dựa vào plan SEO để đánh giá kết quả sẽ cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể về thực trạng của mình. Từ đó, chúng ta có thể kịp thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tăng hiệu quả SEO.

Đánh giá plan SEO cho chúng ta biết thực trạng của doanh nghiệp hiện tại 
Đánh giá plan SEO cho chúng ta biết thực trạng của doanh nghiệp hiện tại

3. 2 Phương pháp lập kế hoạch SEO hiệu quả 

Để đảm bảo plan SEO đạt được hiệu quả tốt nhất, đúng mục tiêu của doanh nghiệp chúng ta có thể triển khai theo phương pháp SMART và PDCA.

3.1 Phương pháp SMART 

Phương pháp SMART có nhiệm vụ xây dựng chiến lược thông qua những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Công thức này được cấu tạo từ 5 yếu tố: Specific, measurable, attainable, relevant, time bound.

 

Mô hình SMART trong plan SEO 
Mô hình SMART trong plan SEO
  • Specific

Trước khi bắt tay vào triển khai mô hình SMART bạn cần xác định mục tiêu của doanh nghiệp. 

  • Measurable

Sau khi có được mục tiêu chúng ta cần đo lường chúng bằng những con số cụ thể. Việc này sẽ giúp chúng ta đánh giá hiệu quả dễ dàng hơn trong tương lai.

  • Attainable 

Bên cạnh việc đặt ra mục tiêu bạn còn phải đánh giá tính khả thi của chúng. Hãy đặt mục tiêu có tính khả thi cao, phù hợp với doanh nghiệp và thị trường hiện tại. 

  • Relevant

Mỗi mục tiêu team marketing đặt ra phải liên quan trực tiếp, hỗ trợ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp. 

  • Time bound

Đây là thời gian để team marketing thực hiện plan SEO của mình. Ngoài ra, chúng còn là động lực thúc đẩy mọi người làm việc, đảm bảo tiến độ công việc. 

3.2 Lên plan SEO bằng PDCA

Phương pháp PDCA trong sẽ giúp cho kế hoạch được tối ưu và hiệu quả hơn với 4 yếu tố của chúng.

Phương pháp PDCA
Phương pháp PDCA
  • Plan

Plan trong PDCA là kế hoạch cụ thể mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để xây dựng plan SEO. 

  • Do

Dựa vào plan SEO, team marketing sẽ tiến hành xây dựng bộ từ khoá và triển khai nội dung phù hợp với định hướng của doanh nghiệp.

  • Check

Sau khi SEO chúng ta phải tiến hành kiểm tra và đánh giá hiệu quả công việc.

  • Action

Cũng giống như mô hình SMART sau khi check doanh nghiệp sẽ đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện những hạn chế của kế hoạch. 

4. 9 Bước xây dựng plan SEO tối ưu nhất 

Để xây dựng plan SEO được tối ưu nhất các doanh nghiệp có thể tham khảo thực hiện theo 9 bước sau đây.

4.1 Kiểm tra website 

Kiểm tra website là bước đầu tiên cũng như quan trọng nhất trong quá trình xây dựng plan SEO cho doanh nghiệp. Bước này giúp cho bạn nắm được tình trạng website, những điểm mạnh và điểm yếu của chúng. 

Kiểm tra website là bước quan trọng nhất trong quá trình làm plan SEO 
Kiểm tra website là bước quan trọng nhất trong quá trình làm plan SEO

Một số yếu tố mà doanh nghiệp cần đánh giá như: 

  • Cấu trúc website

Google sẽ đọc website của bạn thông qua cấu trúc của chúng. Xây dựng cấu trúc tốt giúp cho boot dễ dàng đọc hiểu, tăng thêm cơ hội nâng cao từ khoá. 

  • Từ khóa

Từ khoá và thứ hạng của chúng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng website. Để đánh giá chúng ta sẽ dựa vào từ khóa chính, URL, thứ hạng,…

  • Tốc độ tải trang

Bên cạnh nội dung, tốc độ tải trang cũng là một trong những yếu tố có khả năng quyết định thứ hạng website. 

  • Tối ưu với điện thoại

Số đông người dùng có thói quen tìm kiếm thông tin bằng điện thoại di động. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo website của mình đã được tối ưu với điện thoại.

  • Kiểm tra URL

Ngoài những yếu tố trên, bạn cần đảm bảo URL của website và nội dung không chứa các ký tự đặc biệt như: @,?,%,…

4.2 Nghiên cứu thị trường 

Nhằm nâng cao hiệu quả plan SEO doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi triển khai. Team marketing sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu và phân tích khách hàng, đối thủ, từ khoá,…

Nghiên cứu thị trường trước khi triển khai nhằm nâng cao hiệu quả plan SEO 
Nghiên cứu thị trường trước khi triển khai nhằm nâng cao hiệu quả plan SEO
  • Khách hàng mục tiêu

Tìm hiểu thông tin người dùng giúp chúng ta dễ dàng phác thảo chân dung khách hàng tiềm năng. Việc này có thể làm giảm chi phí tiếp thị mà vẫn đạt được những mục tiêu trong kinh doanh. 

  • Đối thủ cạnh tranh

Bất kỳ ngành nghề nào cũng có đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, trong khi nghiên cứu thị trường chúng ta không được bỏ qua bước tìm hiểu đối thủ. Chúng sẽ cho bạn biết mức độ cạnh tranh cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp khác. 

  • Tìm từ khoá

Từ khóa đóng vai trò rất quan trọng trong plan SEO. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng website của doanh nghiệp. Do vậy, team marketing nên tận dụng một số công cụ để xác định bộ từ khoá phù hợp.

4.3 Phân tích plan SEO của đối thủ

Bên cạnh những thông tin cơ bản về đối thủ doanh nghiệp còn phải phân tích plan SEO của họ nhằm tìm ra cơ hội và thách thức cho mình. Dựa vào những nhược điểm của đối thủ chúng ta sẽ tiến hành cải thiện kế hoạch SEO của mình. Đây cũng là cách để bạn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đơn giản nhất.

Phân tích đối thủ để tìm ra những cơ hội và thách thức cho mình 
Phân tích đối thủ để tìm ra những cơ hội và thách thức cho mình

4.4 Tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa cho plan SEO

Tìm kiếm và nghiên cứu từ khoá là bước không thể thiếu trong kế hoạch SEO. Xây dựng bộ từ khoá phù hợp với người dùng và doanh nghiệp sẽ mang lại những kết quả tích cực cho website. 

Tuy nhiên, bạn không cần tìm kiếm từ khoá một cách thủ công mà có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như: 

  • Google Keyword Planner
  • Long Tail Pro 
  • SEMRush

4.5 Thiết lập cấu trúc website 

Tiếp theo team marketing cần tiến hành thiết lập cấu trúc cho website dựa trên 5 đường dẫn hiển thị trên Google bao gồm: 

  • Trang chủ
  • Danh mục sản phẩm 
  • Bài viết
  • Sản phẩm
  • Thẻ tag 
Thiết lập cấu trúc website dựa trên 5 đường dẫn hiển thị trên Google 
Thiết lập cấu trúc website dựa trên 5 đường dẫn hiển thị trên Google

4.6 Xây dựng nội dung 

Để nâng cao traffic cho website doanh nghiệp cần phải triển khai những nội dung thu hút, hấp dẫn. Nhờ những content này website sẽ có nhiều cơ hội được nằm trong top tìm kiếm, tiếp cận được nhiều người dùng hơn.

4.7 Phân bổ ngân sách và nhân sự 

Phân chia ngân sách và nguồn lực trong plan SEO phù hợp doanh nghiệp cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Chi phí cơ sở hạ tầng.
  • Chi phí nguồn lực. 
  • Chi phí quản trị rủi ro.
Phân chia ngân sách và nhân sự cho plan SEO 
Phân chia ngân sách và nhân sự cho plan SEO3

4.8 Theo dõi và đánh giá kết quả plan SEO 

Sau khi thực hiện plan SEO doanh nghiệp cần theo dõi kết quả và đánh giá hiệu của chúng dựa theo những mục tiêu ban đầu. Tại bước này bạn có thể sử dụng Google Analytics để phân tích các chỉ số trong kế hoạch của mình. Ngoài ra, team marketing sẽ tiến hành đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những nhược điểm của plan SEO.

4.9 Duy trì và cải thiện 

Duy trì và cải thiện website là bước cuối cùng trong quá trình xây dựng kế hoạch SEO. Việc này không chỉ giúp chúng ta bảo vệ website của mình mà còn nâng cấp trải nghiệm người dùng. 

Để duy trì và cải thiện website doanh nghiệp nên triển khai một số công việc sau đây:

  • Update nội dung thường xuyên. 
  • Tối ưu hoá bộ từ khoá. 
  • Đánh giá hiệu quả website. 
  • Cập nhật xu hướng người dùng.
Duy trì và cải thiện website là công việc cuối cùng mà team marketing cần làm 
Duy trì và cải thiện website là công việc cuối cùng mà team marketing cần làm

Plan SEO là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. SUPRO hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về plan SEO và cách triển khai chúng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0904383198 để được tư vấn và lên kế hoạch SEO tổng thể nhanh chóng, hiệu quả nhất. 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất