6 Bước thực hiện mô hình truyền thông marketing hiệu quả

Rate this post

Tất cả các doanh nghiệp đều cần triển khai chương trình truyền thông để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình nhưng không phải ai cũng có được kết quả tốt. Bạn hãy tham khảo 6 bước thực hiện mô hình truyền thông marketing mà Supro chia sẻ sau đây để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của mình. 

1. Mô hình truyền thông là gì?

Mô hình truyền thông là những bản vẽ, bảng, sơ đồ,… thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần với nhau trong truyền thông marketing. Chúng sẽ nhấn mạnh những yếu tố then chốt giúp cho các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong quá trình truyền thông.

2. Các thành phần trong mô hình truyền thông marketing

Mô hình truyền thông Marketing được cấu tạo bởi 9 thành phần sau:

Mô hình truyền thông Marketing
Mô hình truyền thông Marketing

2.1 Người gửi

Người gửi là chủ thể của mô hình truyền thông marketing. Họ biết những thông tin cần truyền tải và mục đích của công việc này.

2.2 Mã hoá

Quá trình chuyển đổi thông tin, thông điệp thành lời nói, văn bản, hình ảnh,… để truyền tải đến mọi người.

2.3 Thông điệp

Thông điệp là ý tưởng, giá trị mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến người dùng. Chúng ta nên sử dụng những từ ngữ gần gũi, thân thiện với người dùng để sáng tạo thông điệp cho doanh nghiệp.

2.4 Kênh truyền thông

Các phương tiện, cách thức truyền tải thông điệp từ người gửi đến người nhận. Tuỳ vào nội dung mà chúng ta lựa chọn kênh truyền thông sao cho phù hợp.

2.5 Giải mã

Quá trình người nhận tiếp xúc và xử lý thông tin do doanh nghiệp gửi tới.

2.6 Người nhận

Là đối tượng được người gửi hướng đến để truyền tải thông tin. Đây cũng là yếu tố có khả năng giúp doanh nghiệp đo lường hiệu suất công việc trong mô hình truyền thông marketing.

2.7 Sự nhiễu tạp

Trong quá trình truyền tải do bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài sẽ gây ra sai lệch thông tin. 

2.8 Đáp ứng

Những phản ứng của người nhận sau khi tiếp nhận thông tin. Bạn sẽ tạo được uy tín, có thêm khách hàng tiềm năng khi nhận được những phản ứng tích cực của người dùng.

2.9 Phản hồi

Phản hồi là một phần của đáp ứng. Chúng thường được thể hiện thông qua lời nói hoặc văn bản.

3. 6 Bước thực hiện mô hình truyền thông marketing

Để triển khai mô hình truyền thông marketing hiệu quả, bạn nên tuân thủ thực hiện theo 6 bước sau:

Bước 1: Xác định người nhận mục tiêu 

Người nhận trong mô hình truyền thông marketing chính là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, có khả năng tác động đến doanh thu của công ty. Khách hàng mục tiêu có thể là một các nhân, tập thể hoặc cộng đồng trên các nền tảng xã hội.

Xác định người nhận mục tiêu sẽ giúp chúng ta đạt được hiệu quả cao trong quá trình truyền tải thông tin, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Xác định người nhận mục tiêu nhằm tăng hiệu quả truyền tải thông tin
Xác định người nhận mục tiêu nhằm tăng hiệu quả truyền tải thông tin

Bước 2: Xác định mục tiêu của mô hình truyền thông marketing

Mục tiêu của mô hình truyền thông marketing là cảm xúc bạn mong muốn khách hàng có được khi tiếp nhận thông tin của mình.

Các doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể để tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái và mong muốn sở hữu sản phẩm. Bạn nên nắm rõ 6 loại trạng thái khác nhau của khách hàng. Điều này sẽ giúp chúng ta triển khai mô hình truyền thông marketing hiệu quả hơn.

  • Nhận biết

Đây là mức độ nhận biết của khách hàng về công ty và doanh nghiệp của bạn. Từ đây, chúng ta có thể lên kế hoạch cho các chương trình truyền thông để tăng độ phủ sóng, tạo dấu ấn về thương hiệu.

  • Hiểu biết

Để đảm bảo người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm, bạn cần cung cấp cho họ những thông tin hữu ích về mình như: Thành phần, công dụng, cách sử dụng,… Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng một vài chương trình khuyến mãi để kích thích khách hàng hành động.

  • Tạo thiện cảm

Mô hình truyền thông marketing sẽ giúp bạn lựa chọn những nội dung, thông điệp gây được thiện cảm với người tiêu dùng. Tuy nhiên, các nhà bán hàng cần biết cách đánh giá mức độ thiện cảm của khách hàng trên các thang điểm cụ thể. Nhờ đó bạn có thể sửa đổi nội dung truyền tải sao cho phù hợp với người nhận mục tiêu.

  • Yêu thích 

Sau khi đã có được thiện cảm từ khách hàng chúng ta cần kích thích khiến họ yêu thích, chọn mua sản phẩm của mình. Để làm được điều này, bạn cần tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một số yếu tố cạnh tranh chúng ta có thể thực hiện như: chất lượng, giá cả, dịch vụ,…

  • Có ý định mua hàng

Yêu thích và tin tưởng chưa đủ để khách hàng chuyển đổi hành động của mình. Để tạo doanh thu cho mình, bạn nên sử dụng thêm một vài CTA hợp lý để thuyết phục và khích lệ họ mua hàng.

  • Mua hàng 

Người tiêu dùng có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như: Tài chính, feedback từ những khách hàng cũ,… gây trì hoãn quá trình mua hàng. Nhằm giải quyết vấn đề này marketer cần thực hiện các cuộc khảo sát, nghiên cứu. Sau đó đề xuất những giải pháp khắc phục vấn đề cho khách hàng.

Bước 3: Lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp

Tuỳ vào nội dung và mục đích kinh doanh để chúng ta lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp. Hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng 2 kênh truyền thông chính là truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp.

  • Truyền thông trực tiếp: gọi điện, SMS, Email Marketing, tư vấn trực tiếp,…
  • Truyền thông gián tiếp: Báo chí, truyền hình, radio, cộng đồng, hội nhóm,…

Bước 4: Sáng tạo thông điệp

Thông điệp được coi là linh hồn của mô hình truyền thông marketing. Chúng có tác dụng thu hút người dùng tới những nội dung quảng cáo của bạn. 

Thông điệp có tác dụng thu hút người dùng đến quảng cáo của bạn
Thông điệp có tác dụng thu hút người dùng đến quảng cáo của bạn

Tuy nhiên, để làm được điều đó bạn cần đảm bảo được tính logic và hấp dẫn cho thông điệp của mình. Các yếu tố này sẽ giúp người dùng thêm tin tưởng và khơi gợi mong muốn tìm hiểu sản phẩm của họ.

Bước 5: Đầu tư vào chất lượng nội dung

Chất lượng nội dung là yếu tố không thể bỏ qua trong bất kỳ chương trình truyền thông nào. Chúng có khả năng lấy tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng và góp phần xây dựng uy tín cho thương hiệu.

Bước 6: Thu thập những phản hồi từ khách hàng

Sau khi truyền tải thông tin đến khách hàng bạn cần tiến hành thu thập và nghiên cứu những phản hồi từ họ. Dựa vào những thông tin đã tổng hợp được, các doanh nghiệp có thể tiến hành cải tiến mô hình truyền thông marketing.

Bạn có thể dựa vào đánh giá của khách hàng để cải tiến mô hình của mình
Bạn có thể dựa vào đánh giá của khách hàng để cải tiến mô hình của mình

Triển khai mô hình truyền thông marketing giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quảng cáo, đạt được những mục tiêu trong kinh doanh. Nếu bạn còn băn khoăn, chưa biết các triển khai hãy áp dụng 6 bước trên mà SUPRO đã chia sẻ để xây dựng mô hình riêng cho doanh nghiệp mình. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất