Marketing trực tiếp là một trong những chiến lược tiếp thị không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Vậy direct marketing là gì? Hãy cùng Supro tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chi tiết
1. Marketing trực tiếp là gì?
Marketing trực tiếp (Direct marketing) là một trong những công cụ truyền thông của marketing tích hợp. Các doanh nghiệp sẽ trực tiếp tiếp thị đến tệp khách hàng mục tiêu của mình bằng nhiều hình thức khác nhau.
2. Cách hình thức tiếp thị phổ biến hiện nay
Hiện nay direct marketing thường được thực hiện bằng 6 hình thức phổ biến sau đây:
2.1 Direct mail
Direct mail hay tiếp thị qua thư là hình thức quảng cáo qua bưu thiếp, catalog, email,… Hình thức này phù hợp với đa số các chiến dịch của doanh nghiệp như: Quảng bá sản phẩm, tri ân, chương trình khuyến mãi,… Chúng sẽ giúp bạn tiếp cận được số lượng người tiêu dùng rất lớn trong một thời gian ngắn.
2.2 Marketing trực tiếp qua điện thoại
Khi triển khai hình thức này các doanh nghiệp sẽ trực tiếp gọi điện cho những khách hàng mục tiêu của mình để tiếp thị sản phẩm. Telemarketing có thể tạo ra số lượng lớn người tiêu dùng tiềm năng cho thương hiệu.
Tuy nhiên đây cũng là hình thức dễ gây phản cảm nhất, vậy nên chúng ta chỉ nên tiếp cận tệp khách hàng thật sự có nhu cầu về sản phẩm của mình.
2.3 Marketing qua tin nhắn
Hầu hết ai trong chúng ta cũng đã từng nhận những tin nhắn quảng cáo sản phẩm, ưu đãi. Đây cũng được đánh giá là một trong những hình thức phổ biến của marketing trực tiếp
Với hình thức này, các bạn sẽ tiếp cận với hàng trăm hàng nghìn khách hàng chỉ với những chi phí rất nhỏ. Nhưng vì là tin nhắn SMS vậy nên chúng ta chỉ nên gửi những thông tin ngắn gọn, súc tích.
2.4 Tiếp thị tại nhà
Tờ rơi, nhân viên tiếp thị, nhà tư vấn, khảo sát tại nhà,… được gọi chung là door to door leaflet marketing. Đây là hình thức tiếp cận khách hàng cổ điển nhưng vẫn có khả năng đem lại hiệu quả cho thương hiệu.
Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có tệp khách hàng được phân theo vùng, địa phương. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của công nghệ, door to door leaflet marketing đã dần không còn phổ biến trên thị trường
2.5 Marketing trực tiếp thông qua các trang social
Tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội đang là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp đều triển khai marketing qua website, fanpage, instagram, linkedin… Các nền tảng này có khả năng đem lại kết quả tốt cho doanh nghiệp bởi khả năng tương tác của chúng
2.6 Tiếp cận khách hàng qua cửa hàng vật lý
Mặc dù các doanh nghiệp hiện nay đều đang đẩy mạnh các hoạt động bán hàng online nhưng chúng ta vẫn cần có các cửa hàng vật lý. Đây là nơi giúp khách hàng có thể xem và tham khảo các sản phẩm của doanh nghiệp.
Nếu bạn đem đến cho họ những trải nghiệm tốt họ có thể sẵn sàng mua hàng và nhanh chóng trở thành khách hàng thân thiết.
3. Một số đặc điểm nổi bật của marketing trực tiếp
Để hiểu rõ cũng như áp dụng hiệu quả direct marketing bạn nên nắm được những ưu điểm và hạn chế của chúng.
3.1 Ưu điểm
- Nhanh chóng tiếp cận được số lượng lớn khách hàng mục tiêu mà vẫn tối ưu được chi phí cho doanh nghiệp.
- Dễ dàng thu thập được ý kiến, thông tin của khách hàng.
- Có thể tương tác trực tiếp với người dùng.
- Cho phép doanh nghiệp chia nhỏ các tệp khách hàng để áp dụng những hình thức tiếp thị phù hợp.
3.2 Hạn chế
- Một số hình thức dễ gây phản cảm với người tiêu dùng.
- Cần cập nhật và xác thực dữ liệu khách hàng thường xuyên.
4. 4 Bước triển khai tiếp thị trực tiếp hiệu quả
Cũng giống như các chiến lược marketing khác, bạn có thể thực hiện ngay direct marketing theo 4 bước sau đây:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu cho kế hoạch marketing trực tiếp
Chiến lược tiếp thị trực tiếp thường có 2 mục tiêu chính mà bạn cần phải thiết lập như:
- Xây dựng và tạo mối quan hệ với khách hàng
Chúng ta có thể thấy chi phí để tạo ra tệp khách trung thành luôn nhiều hơn chi phí tạo ra khách hàng mới. Vì vậy, đề ra mục tiêu này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí tiếp thị không cần thiết mà vẫn tạo ra lợi nhuận.
- Tăng trưởng về doanh thu
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng đến việc tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận. Do đó, hãy đặt ra doanh số mà bạn mong muốn để lên kế hoạch thực hiện cũng như so sánh kết quả khi chiến dịch kết thúc.
Bước 2: Thu thập dữ liệu khách hàng
Dữ liệu khách hàng là những thông tin vô cùng quan trọng trong các chiến dịch marketing trực tiếp. Các doanh nghiệp có thể đi mua qua trung gian hoặc tự mình thu thập bằng các cuộc khảo sát, phỏng vấn,… Dựa vào đó chúng ta sẽ tiến hành xây dựng chiến lược phù hợp cho từng tệp khách hàng khác nhau nhằm đem lại kết quả tiếp thị tốt nhất.
Bước 3: Lựa chọn hình thức marketing trực tiếp
Hiện nay chún các doanh nghiệp có thể tiếp thị bằng 6 cách marketing direct khác nhau. Vậy nên để lựa chọn được hình thức phù hợp bạn cần dựa vào mục tiêu doanh nghiệp và sở thích, nhu cầu của khách hàng mục tiêu
Bước 4: Đo lường kết quả và điều chỉnh
Cuối cùng, chúng ta sẽ đo lường kết quả của chiến dịch thông qua một vài chỉ số như:
- Số lượng khách hàng đã tiếp cận.
- Tỷ lệ chuyển đổi.
- Chi phí tiếp thị.
- Doanh thu.
- Lợi nhuận còn lại.
Qua kết quả của chiến dịch marketing trực tiếp bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng doanh nghiệp của mình. Từ đó, chúng ta có thể đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục một số hạn chế còn tồn tại, cải thiện kết quả marketing.
Marketing trực tiếp là hình thức tiếp thị có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, SUPRO mong rằng qua bài viết này bạn có thể triển khai chúng cho doanh nghiệp của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0904383198.