Để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh các doanh nghiệp đều cần thiết lập marketing plan. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa biết cách xây dựng chiến lược tiếp thị. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng Supro tìm hiểu trong nội dung dưới đây:
Nội dung chi tiết
1. Marketing plan là gì?
Marketing plan là một tài liệu mà doanh nghiệp dùng để tổ chức, theo dõi, đo lường các hoạt động marketing trong một chiến lược. Tuy nhiên, kế hoạch marketing sẽ thay đổi theo từng giai đoạn sao cho phù hợp với doanh nghiệp và thị trường.
2. Tại sao các doanh nghiệp cần có marketing plan?
Kế hoạch tiếp thị mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Một số lý do mà chúng ta nên xây dựng marketing plan như:
2.1 Xác định các hoạt động marketing cụ thể
Việc xây dựng marketing plan giúp doanh nghiệp có thể xác định được những hoạt động tiếp thị cụ thể. Những hoạt động này được triển khai nhằm góp phần đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của thương hiệu.
2.2 Tạo cơ sở để đánh giá hoạt động marketing
Kế hoạch marketing chính là cơ sở để chúng ta theo dõi và đánh giá hiệu quả tiếp thị của thương hiệu và sản phẩm.Dựa vào những mục tiêu đã đề ra các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được những hạn chế của mình để đề ra giải pháp khắc phục.
2.3 Đảm bảo tính thống nhất trong công việc
Khi chúng ta đã sở hữu bản kế hoạch marketing chi tiết, các nhân sự sẽ nắm được nhiệm vụ của mình. Những công việc này được đảm bảo đều hướng đến mục đích chung của doanh nghiệp và chiến lược hiện tại.
Điều này sẽ hạn chế được tối đa những rủi ro không đáng có trong quá trình triển khai kế hoạch.
2.4 Doanh nghiệp có thể hiểu insight người dùng thông qua marketing plan
Bằng những dữ liệu được cung cấp trong kế hoạch marketing doanh nghiệp cũng sẽ nắm được những nhu cầu, sở thích của khách hàng. Không chỉ vậy, chúng ta còn biết được các tính năng trong sản phẩm của mình có đáp ứng đúng mong muốn của người dùng hay không. Từ đó đề xuất những thay đổi cho phù hợp hơn.
3. 8 Nội dung cần có trong bản kế hoạch tiếp thị
Một bản marketing plan cơ bản cần có 8 nội dung sau;
3.1 Tóm tắt hoạt động marketing
Trước khi triển khai bất kỳ marketing plan nào chúng ta cũng cần có bản tóm tắt hoạt động cho chúng. Trong tài liệu này, team marketing cần nêu thực trạng của doanh nghiệp và đề xuất những phương pháp tiếp thị phù hợp trong giai đoạn sắp tới.
Bạn hãy trình bày tất cả những nội dung đó thật ngắn gọn nhưng cũng đầy tính thuyết phục. Bởi vì, team marketing chỉ được thực hiện kế hoạch đó khi ban lãnh đạo thấy được tiềm năng và tính khả thi của chúng.
3.2 Tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp
Tình hình kinh doanh hiện tại là nội dung rất quan trọng, chúng là cơ sở để bạn đưa ra được marketing plan hiệu quả nhất. Trong nội dung này chúng ta cần làm rõ một số thông tin sau:
- Tình hình thị trường: Mức độ tăng trưởng, tính cạnh tranh của thị trường hiện tại. Ngoài ra, chúng ta cũng cần đề cập đến xu hướng, nhu cầu của khách hàng.
- Thông tin sản phẩm: Tính năng, giá cả, mức bán, lợi nhuận có thể thu về,…
- Hệ thống phân phối: Quy mô phân phối, mạng lưới hiện đang tiêu thị sản phẩm chính của doanh nghiệp.
3.3 Các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp
Phân tích cơ hội và thách thức sẽ giúp doanh nghiệp nhận định được những yếu tố có khả năng quyết định đến thành công của kế hoạch tiếp thị. Từ đó chúng ta có thể xây dựng marketing plan đạt hiệu quả cao, đúng với mục tiêu của thương hiệu.
3.4 Đặt ra mục tiêu cho marketing plan
Mục tiêu chính là kim chỉ nam cho các hoạt động trong kế hoạch. Chỉ khi đặt ra mục tiêu cụ thể doanh nghiệp mới có thể xác định được những bước triển khai khác trong kế hoạch.
3.5 Xác định chiến lược tổng thể
Dựa vào những thông tin đã tổng hợp ở trên doanh nghiệp sẽ bắt đầu tiến hành xác định những chiến lược tổng thể. Tuy nhiên, công việc này thường được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao, có khả năng ứng biến nhanh với sự thay đổi của thị trường.
3.6 Kế hoạch hoạt động
Sau khi đã thiết lập chiến lược tổng thể, chúng ta sẽ xây dựng kế hoạch hành động. Nội dung này sẽ bao gồm:
- Những công việc cần phải thực hiện trong marketing plan.
- Thời gian thực hiện.
- Phân chia công việc cho các nhân sự.
- Chi phí dự tính cho từng đầu công việc.
3.7 Dự tính lỗ lãi cho marketing plan
Ngoài những chiến lược hay bạn còn phải dự tính lỗ lãi cho kế hoạch của mình. Đây là một trong những yếu tố để ban lãnh đạo quyết định có triển khai dự án của bạn hay không? Không chỉ vậy, việc dự tính ngân sách cũng giúp doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch phát triển sản xuất và nhân lực sao cho hợp lý nhất.
3.8 Kiểm soát hiệu suất công việc
Nhằm giảm thiểu những rủi ro không đá có, doanh nghiệp cần kiểm soát hiệu quả công việc thường xuyên. Những người chịu trách nhiệm thực hiện công việc này cần giám sát, đôn đốc các nhân sự làm việc, đảm bảo KPI của ban lãnh đạo đã đề ra.
4. Quy trình thiết lập marketing plan nhanh chóng, hiệu quả
Quy trình thiết lập marketing plan gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Phân tích thị trường hiện tại
Phân tích thị trường là bước đầu tiên team marketing cần triển khai khi xây dựng marketing plan. Bạn cần biết được những cơ hội, thách thức cũng như tình hình chung của thị trường hiện tại.
Bước 2: Phân tích các đối thủ cạnh tranh
Bên cạnh thị trường doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu và nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của mình. Nhờ vào những dữ liệu thu thập được chúng ta sẽ đưa ra được những hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp của mình, tạo sự khác biệt với đối thủ.
Bước 3: Đặt mục tiêu cho kế hoạch marketing plan
Dựa vào thực trạng và mong muốn của doanh nghiệp chúng ta sẽ xác định mục tiêu cụ thể cho marketing plan. Tuy nhiên mục tiêu phải khả thi trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, chúng cũng cần phù hợp với thông điệp và những giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải đến với người tiêu dùng.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch tiếp thị
Dựa vào mục tiêu đã đặt ra ở bước 4 chúng ta sẽ xây dựng marketing plan tổng thể cho doanh nghiệp. Khi này, bạn cần xác định phương pháp tiếp thị phù hợp và các hoạt động sẽ thực hiện trong kế hoạch của mình.
Bước 5: Dự tính ngân sách
Kế hoạch tiếp thị được cho là tối ưu nhất khi không tốn quá nhiều chi phí của doanh nghiệp mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Để cắt giảm được những khoản chi tiêu không cần thiết, team marketing nên lập ra bảng kế hoạch phân chia ngân sách cho từng nhiệm vụ.
Bước 6: Thực hiện marketing plan
Dựa vào kế hoạch đã đề ra, ban lãnh đạo sẽ phân chia công việc cho từng phòng, ban và nhân sự phù hợp để bắt đầu thực hiện chúng.
Qua bài viết này, SUPRO hy vọng bạn đã có thể tự thiết lập cho doanh nghiệp của mình một marketing plan hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0904383198 để được giải đáp và tư vấn miễn phí.