Marketing du kích là gì? Ưu, nhược điểm của các hình thức

Rate this post

Marketing du kích ngày nay được biết đến như 1 giải pháp hiệu quả thay thế cho phương thức tiếp thị truyền thống, với mục tiêu cơ bản là tạo nên tiếng vang lớn trên thị trường nhờ các chiến dịch hấp dẫn, độc đáo. Vậy thực chất Marketing du kích là gì, ưu nhược điểm ra sao? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của SUPRO để có câu trả lời chi tiết nhất nhé!

Marketing du kích là gì?

Marketing du kích là gì?

1. Marketing du kích là gì?

Cụm từ Marketing du kích bắt đầu xuất hiện lần đầu từ năm 1984 trong cuốn sách cùng tên của Jay Conrad Levinson. Nó đã đề cập đến nội dung làm sao để sử dụng những cách thức sáng tạo, độc đáo dựa trên nguồn kinh phí khiêm tốn nhằm nâng cao tầm nhận thức về dịch vụ và sản phẩm nào đó. 

Marketing du kích đã nhanh chóng thay thế cho hình thức tiếp thị mang tính truyền thống như: quảng cáo truyền hình, in ấn, thư trực tiếp hay biển quảng cáo. Phương pháp này tập trung phá vỡ sự kiện công cộng và các giới hạn không gian dựa trên hoạt động bất thường hoặc hình ảnh, gây ra sự chú ý để từ đó khách hàng liên kết và mua hàng của thương hiệu. 

Tên gọi tiếp thị du kích bắt nguồn từ cảm hứng chiến tranh du kích gắn liền với những chiến thuật nhỏ do dân thường và nhân viên bán quân sự có vũ trang thực hiện. Các chiến thuật này thường tiến hành phá hoại, phục kích, đột kích với nhiều tình huống bất ngờ. Giống như chiến tranh du kích, tiếp thị du kích cũng chú trọng yếu tố gay cấn, sáng tạo để tác động trực tiếp đến thị hiếu khách hàng. 

2. Mục tiêu của Marketing du kích

Mục tiêu chính của tiếp thị du kích đó là tạo sự chú ý bằng cách tạo ra các chiến dịch hấp dẫn, độc đáo dù tiềm lực kinh tế còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, các thương hiệu thường lựa chọn tiếp thị du kích với mục đích: 

Tiếp thị du kích tạo sự chú ý bằng cách tạo ra các chiến dịch hấp dẫn

Tiếp thị du kích tạo sự chú ý bằng cách tạo ra các chiến dịch hấp dẫn

  • Gây dựng thương hiệu bằng cách muốn khán giả nhớ tới.
  • Tạo điểm nhấn giữa sự lộn xộn của các phương thức quảng cáo trả phí, đồng thời phát triển định hướng duy nhất ở trong tư duy khách hàng. 
  • Các hãng truyền thông và thông tấn thường đưa tin liên quan đến tiếp thị du kích, do đó tạo sự thu hút của truyền thông, giới thiệu được chiến dịch mới đưa ra.
  • Tốc độ lan truyền mạnh mẽ nếu các chiến dịch tiếp thị du kích có thể mang đến giá trị cho xã hội.  

3. Các hình thức Marketing du kích

3.1. Marketing du kích theo kiểu tàng hình

Tiếp thị tàng hình tiếp cận đến khách hàng dựa trên cách thức sáng tạo và tinh tế. Với phương pháp này, đối tượng mục tiêu còn không nhận ra rằng bản thân họ đang được thương hiệu tiếp thị. 

Trên thực tế hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất là tiếp thị bí mật và lựa chọn vị trí sản phẩm. Ví dụ như công ty bia Tyskie ở Ba Lan đã khôn khéo tạo hình cốc bia size lớn lên cửa quầy bar tạo hiệu ứng trông tương tự bàn tay khách hàng đang cầm bia thưởng thức. 

3.2. Tiếp thị phục kích

Phục kích được hiểu theo nghĩa là cách thức tấn công bất ngờ của 1 ai đó đã chờ đợi sẵn tại 1 vị trí ẩn nấp từ trước. Đối với tiếp thị theo hướng phục kích, nhà tiếp thị sẽ cố thủ để chiếm ưu thế trước các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. 

Đôi khi phong cách quảng cáo của đối thủ có thể nổi trội hơn nhưng những nội dung sáng tạo vui nhộn sẽ không hề kém cạnh mà vẫn tăng được hiệu quả truyền thông. Chúng ta có thể thấy rõ minh chứng thực tế trong quảng cáo của hãng sữa Milo và Ovaltine. 

Xem thêm: Cách làm Viral Marketing độc đáo, hiệu quả nhất năm 2023

Tiếp thị theo hình thức phục kích của hãng sữa Milo và Ovaltine

Tiếp thị theo hình thức phục kích của hãng sữa Milo và Ovaltine

3.3. Tiếp thị dựa trên môi trường xung quanh

Marketing du kích dựa trên việc quảng bá dịch vụ và các sản phẩm dùng yếu tố môi trường xung quanh, địa điểm khác thường là ý tưởng rất phổ biến. Người xem sẽ tỏ ra cực kỳ thích thú trước sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của nhà tiếp thị. 

Một trường hợp phổ biến là Kitkat đã đặt nhiều ghế dài tạo hình trông giống thanh kẹo ở công viên kèm theo lời nhắn: “Have a KitKat”, “Have a Break” khiến khách hàng cực kỳ thích thú. 

3.4. Tiếp thị đường phố

Tiếp thị đường phố ưu tiên sử dụng không gian quảng cáo và phương pháp phi truyền thống để tăng cường nhận diện thương hiệu. Thông thường loại hình Marketing du kích này sẽ tạo được sự chú ý của người xem nhiều hơn hẳn so với các hình thức cổ truyền. Nhà sáng tạo sẽ tận dụng tối đa không gian tại nhà chờ xe buýt, biển bảng, phương tiện giao thông,… để tiến hành tiếp thị đường phố. 

4. Ưu điểm và nhược điểm của Marketing du kích

Tiếp thị du kích là phương pháp hiện đại với nhiều ưu điểm nổi trội nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro. Nếu bạn đang chọn phương pháp tiếp thị du kích cho thương hiệu của mình, hãy lưu ý những ưu và nhược điểm sau:

4.1. Ưu điểm

  • Chi phí bỏ ra thấp: Các hình thức tiếp thị du kích đòi hỏi mức chi phí rất rẻ.
  • Gây chú ý: Marketing du kích có tiềm năng tác động đến tư duy và khả năng tiếp cận khách hàng cao.
  • Vui vẻ: Nhà tiếp thị có thể thỏa sức sáng tạo đồng thời đưa ra nhiều ý tưởng bất ngờ để làm mới thương hiệu.
  • Thu thập được nhiều thông tin cụ thể: Dựa vào phản ứng đón nhận của khách hàng mà thương hiệu có thể hiểu rõ hơn về cách nhìn của họ về nhãn hàng. 

Tiếp thị du kích gây chú ý và hài hước

Tiếp thị du kích gây chú ý và hài hước

  • Khả năng lan truyền nhanh chóng: Chiến dịch tiếp thị du kích của bạn có thể “gây bão” trên các phương tiện truyền thông xã hội bởi thương hiệu hoặc những người tham gia chia sẻ. Vì vậy khả năng tạo sự chú ý trên truyền thông là hoàn toàn dễ hiểu. 
  • Tạo dựng quan hệ đối tác: Nhiều cơ hội hợp tác phát triển dựa trên mối quan hệ hợp cùng có lợi khi tiếp thị ở cùng 1 công viên, lễ hội, không gian hoặc 1 thương hiệu khác. 

Xem thêm: Marketing tool

Thông điệp bán hàng

4.2. Nhược điểm

  • Tiềm ẩn rủi ro thất bại: Khi thương hiệu trưng bày rộng rãi trước công chúng cũng có thể gây ra nguy cơ phản tác dụng nếu tiến hành kém hiệu quả. Nhà tiếp thị rơi vào tình trạng mất tiền nếu phát sinh vấn đề tiêu cực liên quan đến chính trị hoặc thời tiết xấu. 
  • Gây cảm xúc khó chịu cho người xem: Một số phương thức marketing du kích sử dụng lối quay phim hù dọa, phục kích quá đà thậm chí khiến khách hàng sợ hãi hoặc xấu hổ.
  • Gây tranh cãi: Thường gặp phải khi liên quan đến vấn đề pháp lý hoặc dư luận tiêu cực. Ví dụ như chiến dịch tiếp thị của Cartoon Network vào năm 2007 đã đặt hàng loạt biển LED trên đường phố quảng cáo cho 1 chương trình truyền hình gây ra vụ đánh bom nguy hiểm. Kết quả họ phải chi trả 2 triệu đô tiền phạt. 
  • Không có sự chấp thuận: Đối với 1 chiến dịch tiềm ẩn quá nhiều rủi ro hoặc tư duy khác thường nó thậm chí còn không nhận được sự đồng ý của giám đốc điều hành. Từ đó có thể sẽ không được đưa vào thực tế. 

Tiếp thị du kích đôi khi gây khó chịu cho người xem bởi những hình vẽ rối mắt

Tiếp thị du kích đôi khi gây khó chịu cho người xem bởi những hình vẽ rối mắt

Bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin về marketing du kích và các hình thức được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nhất. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích đến với bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất