Market segment là một thuật ngữ khá quen thuộc với dân marketing. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chúng và các hình thức phân khúc thị trường phổ biến. Để hiểu rõ hơn về phân khúc thị trường bạn hãy cùng Supro tìm hiểu về chúng trong nội dung dưới đây.
Nội dung chi tiết
- 1. Market segment là gì?
- 2. Tầm quan trọng của market segment trong doanh nghiệp
- 2.1 Xác định thị trường mục tiêu
- 2.2 Sáng tạo thông điệp
- 2.3 Phân chia ngân sách và nguồn lực tối ưu
- 2.4 Dễ dàng đo lường kết quả marketing bằng market segment
- 3. Phân khúc thị trường mang lại những lợi ích gì trong kinh doanh?
- 3.1 Nâng cao hiệu quả tiếp thị
- 3.2 Tạo cơ sở phát triển sản phẩm mới
- 3.3 Bùng nổ doanh số bằng market segment
- 3.4 Tiết kiệm ngân sách
- 4. 4 Loại market segment phổ biến nhất hiện nay
1. Market segment là gì?
Market segment (Phân khúc thị trường) là việc phân chia các đối tượng có cùng độ tuổi, giới tính, sở thích,… để phục vụ mục đích tiếp thị. Ngoài ra, việc chia nhỏ thị trường còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Nhờ đó team marketing có thể xây dựng những chiến lược tiếp thị hiệu quả, đạt được những mục tiêu đã đề ra trong kinh doanh.
2. Tầm quan trọng của market segment trong doanh nghiệp
Market segment đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở giúp chúng ta xây dựng marketing strategy trong trương lai.
2.1 Xác định thị trường mục tiêu
Chia nhỏ thị trường lớn giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được thị trường mục tiêu cho sản phẩm và dịch vụ. Không chỉ vậy, chúng ta còn có thể sử dụng dữ liệu đó để xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp với mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng.
2.2 Sáng tạo thông điệp
Thông điệp là những nội dung mà thương hiệu muốn truyền tải tới khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông. Một thông điệp tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu tiếp thị nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, để làm được điều này các thương hiệu nên ứng dụng market segment vào doanh nghiệp. Chúng có thể cho bạn biết insight của khách hàng để sáng tạo thông điệp cho sản phẩm.
2.3 Phân chia ngân sách và nguồn lực tối ưu
Nhờ việc tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể chiến dịch marketing tập trung của thương hiệu sẽ hiệu quả hơn những chiến lược khác. Không chỉ vậy, điều này còn giúp cho doanh nghiệp phân chia ngân sách và nguồn lực tối ưu, tránh lãng phí tài nguyên.
2.4 Dễ dàng đo lường kết quả marketing bằng market segment
Thay vì đo lường kết quả chiến dịch tiếp thị lớn chúng ta sẽ theo dõi chỉ số KPI tại các thị trường nhỏ khác nhau. Qua đó team marketing tiến hành đề xuất một số giải pháp cải thiện những hạn chế còn tồn tại, cải thiện kết quả tiếp thị cho thương hiệu.
3. Phân khúc thị trường mang lại những lợi ích gì trong kinh doanh?
Market segment có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tiếp thị, tạo cơ sở phát triển sản phẩm mới,…. Ngoài ra chúng còn mang tới một số lợi ích khác trong kinh doanh như:
3.1 Nâng cao hiệu quả tiếp thị
Phân khúc thị trường cho phép doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Qua đó, chúng ta dễ dàng khơi gợi sự quan tâm và mong muốn sử dụng sản phẩm của người dùng, nâng cao hiệu quả tiếp thị.
3.2 Tạo cơ sở phát triển sản phẩm mới
Market segment cung cấp cho team marketing rất nhiều thông tin và dữ liệu của người dùng. Đây cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp phát triển thêm những sản phẩm mới đáp ứng đúng những mong muốn của người tiêu dùng.
3.3 Bùng nổ doanh số bằng market segment
Sở hữu chiến lược tiếp thị tốt, những sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng là nền tảng vững chắc giúp bạn bùng nổ doanh số. Bên cạnh đó những yếu tố này cũng giúp doanh nghiệp xây dựng những tệp khách hàng tiềm năng, tạo lợi nhuận ròng.
3.4 Tiết kiệm ngân sách
Ngân sách là một trong những yếu tố quan trọng để triển khai marketing strategy. Do đó, áp dụng phân khúc thị trường bạn sẽ tiết kiệm được những khoản đầu tư không hiệu quả.
4. 4 Loại market segment phổ biến nhất hiện nay
Có rất nhiều cách để bạn phân khúc thị trường khi làm kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể tham khảo 4 loại market segment phổ biến nhất hiện nay như:
4.1 Market demographic segmentation
Phân khúc theo nhân khẩu học là cách xác định nhóm khách hàng cơ bản nhất mà hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng khi triển khai market segment. Hình thức này sẽ chia tệp khách hàng theo 7 yếu tố cơ bản sau:
- Độ tuổi.
- Giới tính.
- Dân tộc.
- Thu nhập.
- Trình độ học vấn.
- Tôn giáo.
- Nghề nghiệp.
Cách phân khúc này không chỉ giúp bạn tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn mà còn nâng cao tần suất và khả năng truyền tải thông điệp của thương hiệu.
4.2 Market segment theo vị trí địa lý
Theo một số cuộc khảo sát cho thấy những người ở cùng khu vực có các hành vi mua sắm giống nhau. Vậy nên khi thực hiện hình thức này doanh nghiệp chỉ cần phân chia thị trường theo các khu vực địa lý và tìm ra tiềm năng tiếp cận cho mình.
4.3 Behavioral segmentation
Ngoài những thông tin cơ bản về người dùng cơ sở dữ liệu còn cung cấp cho bạn lịch sử, hành trình mua hàng của khách hàng. Từ đó chúng ta sẽ chia nhỏ khách hàng theo hành vi của họ dựa trên những yếu tố sau:
- Thói quen mua sắm.
- Thói quen chi tiêu.
- Cách tương tác với brand.
- Độ trung thành với thương hiệu.
- Nhận xét về sản phẩm, dịch vụ.
4.4 Phân khúc thị trường dựa vào tâm lý khách hàng
Tâm lý của người dùng có ảnh hưởng rất lớn đến hành trình mua hàng. Vậy nên Psychographic segmentation được đánh giá là hình thức khó áp dụng nhất hiện nay. Để triển khai phân khúc theo tâm lý chúng ta cần tìm hiểu và phân tích:
- Lối sống
- Sở thích cá nhân
- Mục tiêu cuộc sống
- Quan điểm sống
- Phong cách sống
- Giá trị họ đem lại
Có thể nói market segment là một trong những phương pháp tiếp thị đem lại hiệu quả mà vẫn có thể tiết kiệm được ngân sách và nguồn lực cho doanh nghiệp. SUPRO hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về phân khúc thị trường. Tuy nhiên, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với SUPRO qua Hotline 0904383198 để được giải đáp nhanh nhất.