Tính đến năm 2023 trên thế giới có khoảng 5,4 tỷ người sử dụng internet. Do đó, nhằm đáp ứng nhu cầu và xu hướng người dùng tất cả các doanh nghiệp cần triển khai hình thức tiếp thị mới – Digital marketing. Để hiểu rõ hơn về hình thức tiếp thị này hãy cùng Supro theo dõi bài viết sau đây.
Nội dung chi tiết
1. Digital marketing là gì?
Digital marketing hay marketing điện tử là việc sử dụng internet, thiết bị di động, công cụ tìm kiếm,… để tiếp cận khách hàng.
2. Lợi ích khi ứng dụng Digital Marketing vào doanh nghiệp
Digital marketing mang lại rất nhiều thuận lợi cho chúng ta trong việc tiếp cận khách hàng, thúc đẩy sự tăng trưởng lợi nhuận,…
2.1 Tiếp cận được nhiều người dùng
Hầu hết tất cả mọi người hiện nay đều sử dụng internet để phục vụ cho các hoạt động thường ngày trong cuộc sống của mình. Nhờ vậy, ứng dụng digital marketing là một giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều người dùng.
Không chỉ vậy, bạn còn dễ dàng thu thập được thông tin khách hàng thông qua lịch sử hoạt động internet của họ. Những dữ liệu này là cơ sở để bạn xây dựng những kế hoạch tiếp thị đạt hiệu quả cao.
2.2 Dễ dàng kết nối với khách hàng
Digital marketing cho phép chúng ta kết nối với khách hàng của mình ở bất kỳ mọi nơi trên tất cả các nền tảng mà doanh nghiệp triển khai. Sự tương tác 2 chiều này góp phần rất lớn vào việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và doanh nghiệp, xây dựng tệp người dùng tiềm năng.
2.3 Tiết kiệm ngân sách
Khác với những hoạt động marketing truyền thống, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể triển khai digital marketing từ những ngân sách nhỏ nhất. Để điều chỉnh ngân sách quảng cáo trên các nền tảng sao cho phù hợp bạn cần xác định mục tiêu của doanh nghiệp.
Ngoài ra triển khai SEO, tối ưu website cũng là một trong những phương pháp thu hút khách hàng miễn phí mà bạn nên thực hiện.
2.4 Đo lường kết quả nhanh chóng
Với các công cụ tổng hợp và phân tích tự động các doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát và đo lường được hiệu quả chiến dịch digital marketing. Dựa vào đó, team marketing tiến hành đề xuất những giải pháp cải tiến kế hoạch sao cho đạt được kết quả tốt nhất.
3. 3 Dạng media của digital marketing
Earned, paid, owned là những trợ thủ đắc lực hỗ trợ truyền thông thương hiệu trong digital marketing. Hãy tìm hiểu về đặc điểm của từng dạng media để ứng dụng sao cho hiệu quả nhất.
3.1 Earned media
Earned media bao gồm các kênh hỗ trợ, thảo luận tích cực về sản phẩm một cách tự nhiên nhất. Chúng được triển khai bởi những người dùng độc lập qua các bài viết, comment, truyền miệng trên các hội nhóm,…
3.2 Paid media digital marketing
Paid media là hình thức truyền thông trả phí. Chúng ta phải trả một khoản chi phí nhất định để quảng bá thương hiệu trên các nền tảng, báo chí,… Hình thức này được triển khai nhằm thu hút khách hàng, tăng lượng traffic, đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3 Owned Media
Owned media trong digital marketing bao gồm các kênh truyền thông thuộc quyền sở hữu của bạn như: Fanpage, Blog, Website,… Xây dựng hệ thống truyền thông này chúng ta sẽ kiểm soát và thu thập được thông tin người dùng nhanh chóng, dễ dàng.
Đây cũng là phương pháp quảng cáo tiết kiệm, tốn ít chi phí nhất trong 3 dạng media. Tuy nhiên, để owned media hoạt động ổn định và hiệu quả bạn cần bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để đầu tư vào chúng.
4. 3 Môi trường hoạt động của digital marketing
Môi trường hoạt động của hình thức tiếp thị này bao gồm môi trường vĩ mô, vi mô và nội bộ doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng nhu cầu và insight khách hàng chúng ta cần tiến hành tìm hiểu và phân tích ưu, nhược điểm của từng môi trường.
4.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm: Kinh tế, chính trị, pháp luật, cải tiến công nghệ… có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Một nền kinh tế ổn định là tiền đề để hoạt động kinh doanh có cơ hội phát triển thuận lợi.
4.2 Môi trường vi mô
Các lực lượng bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp được gọi là môi trường vi mô như: đối tác, khách hàng, đối thủ, cộng đồng,… Chúng ta cần tiến hành nghiên cứu những yếu tố này trước khi bắt tay vào triển khai bất kỳ chiến dịch digital marketing nào.
4.3 Nội bộ doanh nghiệp
Khác với 2 môi trường trên, nội bộ doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch digital marketing. Do đó bạn cần đầu tư đào tạo cho nhân lực của mình để đáp ứng nhu cầu thị trường.
5. 4 Phương tiện truyền thông hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều phương tiện truyền thông đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên bạn nên tham khảo 4 hình thức phổ biến sau đây để áp dụng cho thương hiệu của mình.
5.1 SEO
SEO được coi là một trong những trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp khi triển khai digital marketing. Triển khai SEO nhằm nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm Google, tăng lượt truy cập tự nhiên cho website.
5.2 Chạy quảng cáo trên social media
Triển khai quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội là hoạt động không thể thiếu trong chiến dịch tiếp thị của bất kỳ thương hiệu nào. Một số nền tảng sở hữu lượng người dùng lớn nhất hiện nay như: Facebook, Youtube, Instagram,…
5.3 Content marketing
Xây dựng kế hoạch content trong digital marketing sẽ giúp bạn tạo ra những nội dung giá trị cho người xem. Chúng có thể là hình ảnh, văn bản, video ngắn,… nhằm mục đích xây dựng lòng tin với khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
5.4 Email marketing
Email tự động là hình thức tiếp thị phổ biến trong digital marketing. Với một vài cú click đơn giản bạn đã có thể gửi thông tin khuyến mãi, lời cảm ơn,… tới hàng nghìn khách hàng. Chiến dịch này được thực hiện nhằm xây dựng mối quan hệ, tăng khả năng quay lại sử dụng sản phẩm của người dùng.
6. Các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả digital marketing
Hiệu quả của chiến dịch digital marketing được thể hiện qua 4 chỉ số sau:
6.1 ROI (Return on investment)
Lợi nhuận thu về của mỗi chiến dịch quảng cáo sẽ được thể hiện qua chỉ số ROI. Với công thức tính: Doanh thu/ Ngân sách đã chi bạn có thể thấy được hiệu quả của digital marketing qua chỉ số này.
6.2 CPW (Cost per wafer)
Cost per wafer cho biết chi phí mà chúng ta cần phải chi trả cho mỗi đơn hàng. Doanh nghiệp sẽ tiến hành đo lường chỉ số này trên các nền tảng triển khai trong digital marketing. Từ đó, biết được thị trường tiềm năng của mình để tập trung nguồn lực khai thác chúng.
6.3 CPL (Cost per lead)
Để có được 1 khách hàng tiềm năng doanh nghiệp cần phải trả một chi phí nhất định chúng được gọi là cost per lead trong digital marketing. Dù vậy, những người dùng này chưa chắc đã mua và sử dụng sản phẩm của bạn.
5.4 CR (Conversion Rate)
Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những chỉ số được quan tâm nhất trong digital marketing. Chúng phản ánh trực tiếp hiệu quả chiến lược tiếp thị của thương hiệu.
Digital marketing đang ngày dần khẳng định tầm quan trọng của mình trong mỗi doanh nghiệp. SUPRO hy vọng bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hình thức tiếp thị này. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào qua Hotline 0904383198.