D2C là gì? Một số điều cần lưu ý trong quá trình triển khai D2C

Rate this post

Ngày nay D2C marketing đã dần trở nên phổ biến hơn trong giới kinh doanh bởi những ưu điểm mà chúng mang lại. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa biết đến mô hình kinh doanh này. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về D2C bạn hãy cùng Supro tìm hiểu về chúng ngay trong bài viết này. 

1. D2C (Direct to consumer) là gì?

D2C là mô hình kinh doanh trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Khi áp dụng D2C bạn sẽ đưa sản phẩm của mình đến khách hàng mà không thông qua bất kỳ đại lý hay cửa hàng bán lẻ nào.

Tuy nhiên các doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống bán hàng của riêng mình để nhanh chóng thúc đẩy lợi nhuận cho sản phẩm.

2. 4 Lợi ích mô hình D2C mang lại cho doanh nghiệp

D2C mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng. 4 Lợi ích tiêu biểu đặc trưng mà chúng ta phải nhắc đến như:

2.1 Có thể tương tác trực tiếp với khách hàng

Thay vì bán hàng qua các đại lý bạn sẽ được tương tác trực tiếp với khách hàng của mình khi áp dụng mô hình D2C. Điều này không chỉ mang lại lợi nhuận nhanh chóng mà còn giúp bạn thu thập thông tin, feedback từ người tiêu dùng của mình. Đây đều là những dữ liệu vô cùng quý giá trong quá trình phát triển doanh nghiệp.

Tương tác trực tiếp với khách hàng bằng mô hình D2C 
Tương tác trực tiếp với khách hàng bằng mô hình D2C

 2.2 Dễ kiểm soát chi phí và lợi nhuận bằng D2C

Áp dụng mô hình kinh doanh trực tiếp D2C là một trong những cách giúp bạn kiểm soát được toàn bộ chi phí và lợi nhuận của mình. Không bán hàng qua đại lý nên doanh thu của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào chi phí sản xuất, nhân sự, marketing,… Nắm rõ được các khoản thu chi bạn sẽ dễ dàng quản lý và tối ưu được ngân sách của mình.

2.3 Nâng cao trải nghiệm người dùng bằng D2C 

Hiện nay đang có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng D2C để củng cố niềm tin cũng như tạo ra tệp khách hàng trung thành cho riêng mình. Nhờ mô hình D2C bạn có thể dễ dàng đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao trải nghiệm của khách hàng. 

2.4 Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường qua D2C

Lượng thông tin khách hàng khổng lồ là tiền đề để bạn phát triển những sản phẩm tốt, phù hợp nhất với người dùng. Không chỉ vậy các chi phí không cần thiết cũng nhanh chóng được cắt giảm nhờ vào mô hình D2C. 

Sự kết hợp hoàn hảo của 2 yếu tố này sẽ tạo thành lợi thế cạnh tranh giúp bạn chiến thắng trên thương trường khốc liệt. 

D2C giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường 
D2C giúp doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

3. Các ngành hàng nên áp dụng mô hình kinh doanh D2C

Mô hình kinh doanh D2C có thể áp dụng cho hầu hết các ngành hiện nay. Tuy nhiên dưới đây là 3 ngành hàng mà mô hình này sẽ phát huy được tối đa hiệu quả của chúng. 

3.1 Ngành hàng công nghệ điện tử 

Chúng ta thường bắt gặp các sản phẩm công nghệ trong các siêu thị điện máy như Pico, HC, Nguyenkim,… 

Tuy nhiên nếu kinh doanh các sản phẩm này bạn nên tham khảo mô hình D2C. Khi này doanh nghiệp sẽ giảm được tính cạnh tranh với các thương hiệu khác, có cơ hội chăm sóc khách hàng của mình cẩn thận hơn.

3.2 Thực phẩm

Vận chuyển đồ ăn, đồ uống qua nhiều đại lý khác nhau khiến chúng mất đi độ tươi ngon vốn có. Nhằm giảm thiểu tình trạng này các thương hiệu thực phẩm cũng có thể đổi mô hình kinh doanh sang D2C.

Bạn có thể tham khảo một số doanh nghiệp với phương châm “Farm to table” như: Pizza 4P, Organic Mart, Chickita,…

Pizza 4P’s là thương hiệu nổi tiếng với cam kết “Farm to table” 
Pizza 4P’s là thương hiệu nổi tiếng với cam kết “Farm to table”

3.3 Các sản phẩm đặc biệt 

Đồ thủ công, trang sức, đá quý,… là những sản phẩm đặc biệt. Có thể nói D2C là mô hình kinh doanh rất phù hợp và đem lại nhiều lợi ích cho ngành hàng này. Bởi đây là những sản phẩm thường được cá nhân hoá do đó D2C giúp bạn có thể trao đổi với khách hàng nhanh chóng hơn.

4. Một số lưu ý trong quá trình thực hiện D2C

Nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như chất lượng của mô hình kinh doanh trực tiếp D2C bạn cần lưu ý một số điều sau: 

4.1 Thấu hiểu khách hàng trước khi áp dụng D2C

Thấu hiểu khách hàng của mình là công việc không thể bỏ qua trước khi bắt đầu một kế hoạch kinh doanh nào đó. 

Bạn hãy thu thập các thông tin, thói quen, nhu cầu, mong muốn,… của người dùng bằng nhiều cách khác nhau. Sau đó chúng ta sẽ tiến hành phát triển sản phẩm và xây dựng kế hoạch tiếp thị dựa những dữ liệu trên.

Thấu hiểu khách hàng là việc không thể bỏ qua khi triển khai D2C 
Thấu hiểu khách hàng là việc không thể bỏ qua khi triển khai D2C

4.2 Xây dựng trang web và hệ thống các kênh truyền thông

Trang web, Fanpage, Tiktok,… là những yếu tố không thể thiếu khi doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh theo mô hình D2C. Tuy nhiên để thu hút khách hàng chúng ta cần xây dựng website thân thiện với người dùng cùng với những nội dung hay.

Để làm được điều này bạn nên xây dựng content plan cho từng kế hoạch tiếp thị nhằm đảm chất lượng nội dung cho từng trang.

4.3 Quản lý kho hàng chặt chẽ khi kinh doanh D2C

Khi kinh doanh D2C chúng ta cần thiết kế một quy trình quản lý kho hàng nghiêm ngặt. Hãy đảm bảo rằng hàng không bị thất thoát và được đưa đến khách hàng trong thời gian ngắn nhất.

Quản lý kho nhằm tránh xảy ra thất thoát, gây ảnh hưởng đến quá trình giao hàng
Quản lý kho nhằm tránh xảy ra thất thoát, gây ảnh hưởng đến quá trình giao hàng

 SUPRO hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về D2C. Hãy áp dụng chúng cho doanh nghiệp của mình để nhanh chóng đạt được những mục tiêu trong kinh doanh bạn nhé! 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất