5 Bước triển khai chiến lược marketing tập trung tối ưu nhất

Rate this post

Các chiến lược truyền thông, quảng bá là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh. Trong đó, chiến lược marketing tập trung đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất. Để lý giải độ “hot” của chiến lược này, hãy cũng Supro tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

1. Chiến lược marketing tập trung là gì?

Chiến lược marketing tập trung (Centralized marketing strategy) là chiến lược truyền thông, quảng bá mà doanh nghiệp sẽ triển khai tập trung vào thị trường mục tiêu. 

2. 3 Lợi ích chiến lược marketing tập trung mang lại cho doanh nghiệp 

3 Ưu điểm nổi bật của Centralized marketing strategy mà chúng ta cần phải kể đến như: 

2.1 Đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp 

Tập trung vào thị trường mục tiêu giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra những đề xuất phát huy điểm mạnh của mình. Nhờ đó bạn sẽ dần xây dựng được lòng tin với khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi cho thương hiệu. 

Không những vậy, chiến lược này còn có khả năng tối ưu các chi phí không cần thiết nhằm nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp.

Chiến lược marketing tập trung đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
Chiến lược marketing tập trung đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp

2.2 Tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường

Khi áp dụng Centralized marketing strategy bạn sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh bằng cách phát triển sản phẩm độc quyền nhờ vào các dữ liệu nghiên cứu khách hàng. 

2.3 Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Chiến lược marketing này tập trung nghiên cứu và phát triển dựa trên khách hàng và thị trường mục tiêu. Do đó, sử dụng chiến lược marketing tập trung là một trong những phương pháp giúp bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng tốt nhất.

Centralized marketing strategy giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
Centralized marketing strategy giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng

3. Một số hạn chế của centralized marketing strategy 

Bên cạnh những lợi ích trên, chiến lược marketing này còn tồn tại một số hạn chế mà chúng ta cần lưu ý khi áp dụng chúng như: 

3.1 Không phù hợp với các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường

Centralized marketing strategy chỉ phù hợp với thị trường nhỏ, có tệp khách hàng mục tiêu. Vì vậy, các doanh nghiệp đang muốn mở rộng thị trường tiếp cận sẽ không phù hợp với chiến lược này. 

3.2 Dễ đánh mất những cơ hội khác

Tập trung vào thị trường nhất định dễ khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội ở các thị trường tiềm năng khác. 

4. 5 Bước triển khai chiến lược marketing tập trung tối ưu nhất 

Lợi ích chính của Centralized marketing strategy là tiết kiệm ngân sách và khai thác khách hàng, thị trường mục tiêu nhằm thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bạn nên triển khai chiến lược theo 5 bước sau để đem lại hiệu quả cao nhất cho mình.

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu

Hãy triển khai các cuộc phỏng vấn, khảo sát nghiên cứu khách hàng, thị trường mục tiêu của mình. Dựa vào dữ liệu đã thu thập được bạn có thể xác định được thị trường mà doanh nghiệp nên triển khai chiến lược. 

Nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu để triển khai chiến lược
Nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu để triển khai chiến lược

Bước 2: Tìm ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Lợi thế cạnh tranh là yếu tố rất quan trọng trong chiến lược marketing tập trung. Bạn  có thể lựa chọn một số lợi thế để phát triển như: sản phẩm, giá thành, chính sách,… 

Bước 3: Cá nhân hoá chiến lược marketing tập trung

Dựa vào những thông tin, dữ liệu nghiên cứu khách hàng ở bước trên chúng ta sẽ tiến hành điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp nhất. Bạn có thể chỉnh sửa thông điệp, content,… để chúng trở nên thân thiện, gần gũi hơn với khách hàng. 

Bước 4: Tối ưu nhân lực, chi phí

Sau khi tiến hành cá nhân hoá chiến lược chúng ta cần xây dựng kế hoạch quản lý chi phí, nhân lực. Tập trung chi phí cho các công việc quan trọng, tối ưu những chi phí không cần thiết sẽ giúp bạn tiết kiệm ngân sách, nâng cao doanh thu. 

Cắt giảm những chi phí không cần thiết để tiết kiệm ngân sách, nâng cao doanh thu
Cắt giảm những chi phí không cần thiết để tiết kiệm ngân sách, nâng cao doanh thu

Bước 5: Đo lường hiệu quả và đánh giá

Đo lường và đánh giá hiệu suất của chiến lược marketing tập trung sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về hiệu quả công việc của mình. Sau đó, bạn hãy tiếp tục đẩy mạnh những ưu điểm trong chiến lược của mình và đề xuất những biện pháp tối ưu, giảm thiểu rủi ro khác.

5. Một số ví dụ về marketing tập trung

Marketing tập trung được triển khai với thị trường nhỏ, thường không áp dụng với tất cả các tệp khách hàng. Một số thương hiệu sử dụng chiến lược này rất hiệu quả như:

4.1 Burger King

Burger King là một trong những thương hiệu bán đồ ăn nhanh nổi tiếng trên toàn thế giới. Tuy nhiên khác với KFC, Mcdonald Burger King tập trung phát triển hamburger làm sản phẩm chính. Họ tập trung vào tệp khách hàng thích ăn hamburger với giá thành hợp lý, những người không có quá nhiều thời gian ăn uống.

Burger King tập trung phát triển các dòng hamburger làm sản phẩm chính
Burger King tập trung phát triển các dòng hamburger làm sản phẩm chính

Dựa vào những yếu tố trên, thương hiệu đã tạo được lợi thế cạnh tranh khác biệt với những hàng đồ ăn nhanh hiện có trên thị trường.

4.2 Starbucks 

Starbuck được biết đến là một hãng cafe xa xỉ, sang trọng. Thương hiệu cafe này hướng đến tệp khách hàng từ 20 đến 40 tuổi, có thu nhập cao. Đây không chỉ là nơi bán cafe mà họ còn mang tới người tiêu dùng những trải nghiệm, không gian tuyệt vời. Điều này góp phần rất lớn tạo nên sự thành công, lợi thế cạnh tranh của Starbucks.

Starbuck hướng đến khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập cao
Starbuck hướng đến khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập cao

Chiến lược marketing tập trung là một trong những chiến lược các doanh nghiệp nên áp dụng trong quá trình phát triển thương hiệu của mình. Bạn hãy áp dụng 5 bước mà SUPRO đã chia sẻ ở trên để triển khai chiến lược đạt hiệu quả cao nhất! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *