Cách viết bài PR ấn tượng cho doanh nghiệp 2023

5/5 - (1 bình chọn)

Bài PR là gì? Cách viết bài PR hấp dẫn? Một số lỗi cần tránh khi viết bài PR? Cùng tìm câu trả lời cho những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

cách viết bài PR

1. Bài PR là gì?

PR (Public Relations) hay còn gọi là quan hệ công chúng, là những hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ thương hiệu cũng như nâng cao danh tiếng thương hiệu. Và bài viết PR là một phần trong các hoạt động đó.

Bài PR là dạng bài quảng bá thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ, thu hút sự quan tâm của khách hàng cũng như tạo niềm tin với khách hàng.

2. Hướng dẫn cách viết bài PR cho doanh nghiệp

Cách viết bài PR chuẩn chỉ cần đáp ứng tiêu chí nào? Dưới đây là 8 tiêu chí viết bài PR, bạn tham khảo nhé!

1.1. Xác định mục đích bài viết

Bài PR luôn nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp bởi 6 lợi ích phát triển về lâu dài:

  • Tăng nhận thương hiệu
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông
  • Thông cáo báo chí: ra mắt sản phẩm mới, dịch vụ, dự án mới
  • Tạo độ uy tín, dùng làm tư liệu truyền thông
  • Hỗ trợ SEO website lên TOP, backlink chất lượng trỏ về website

1.2. Xác định chủ đề bài viết

Hiểu về chủ đề mình chuẩn bị viết sẽ giúp bạn tìm được cách viết cận, diễn đạt và trình bày hiệu quả hơn. Chủ đề bài viết thường thể hiện qua tiêu đề bài viết, do đó hãy đặt tiêu đề bài viết thật hấp dẫn nhé. 

cách viết bài pr

1.3. Nghiên cứu đối thủ

Đừng vội bắt tay vào viết bài mà hãy nghiên cứu đối thủ và nghiên cứu thị trường. Càng nghiên cứu kỹ bạn càng có nhiều kiến thức để viết bài PR sao cho hiệu quả. 

Một số điều cần đạt được khi nghiên cứu:

  • Có những bài viết nào liên quan tới chủ đề mà bạn đang viết? Điểm được của bài viết là gì? Điểm chưa được của bài viết là gì? Bài viết đó cần cải thiện như thế nào để tốt hơn?
  • Bài học rút ra sau khi đọc bài viết của đối thủ?

1.4. Xác định đối tượng truyền thông

Bạn cần phân biệt rõ người mua hàng và người tiêu dùng. Ví dụ, doanh nghiệp đang kinh doanh mặt hàng sữa cho bé từ 0-2 tuổi. 

  • Người mua hàng là bố mẹ
  • Người tiêu dùng là con

Nhiều bạn băn khoăn không biết đối tượng truyền thông mình cần hướng tới là ai? Đối tượng truyền thông cần bạn cần hướng đến chính là bố mẹ có con nhỏ. Với những sản phẩm/dịch vụ mà người mua hàng không phải người tiêu dùng, bạn cần xác định chính xác đối tượng trước khi viết, tránh việc sai một ly đi một dặm. 

1.5. Xác định thông điệp chính mà bài PR muốn truyền tải

Thông điệp mà bạn muốn truyền tải tới khách hàng là gì? Ví dụ: Tôi muốn người đọc bài viết biết rằng Cocoon là thương hiệu bán các sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thực vật, an toàn và lành tính cho làn da của bạn. 

1.6 Xác định phong cách bài viết

Phong cách bài viết là giọng văn mà người viết thể hiện trong bài viết của mình. Dựa vào mục tiêu và đối tượng mà bạn hướng tới trong bài viết để điều chỉnh phong cách viết sao cho phù hợp. 

Ví dụ: Với bài PR dành cho thương hiệu Mẹ và Bé, bạn có thể đóng vai một người mẹ chia sẻ kinh nghiệm với người đọc một cách gần gũi nhất.

1.7. Phác thảo dàn ý 

Tổng hợp và sắp xếp ý tưởng thành dàn ý bằng cách gạch đầu dòng những ý quan trọng. Một dàn ý chi tiết sẽ giúp bạn không bỏ lỡ những thông tin quan trọng và loại bỏ những thông tin không cần thiết. 

1.8. Bắt tay vào viết bài

Sau khi hoàn thành các bước trên thì bạn bắt tay vào việc viết bài. Dựa vào dàn ý bạn có thể triển khai nội dung cho bài viết. Áp dụng một trong các công thức viết content mà bạn cho là phù hợp và hiệu quả vào bài viết. 

Xem thêm: Mẫu bài viết PR sự kiện

3. 3 công thức viết một bài content PR

3.1. Công thức PAS

Công thức PAS nhằm “xoa dịu nỗi đau” của khách hàng. Đây là công thức kinh điển thường được áp dụng trong các bài viết PR, nhất là các bài PR bán hàng. 

Công thức PAS

Problem

(Vấn đề)

Agitate

(Kích thích)

Solution

(Giải pháp)

Nội dung Trình bày vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. 

  • Biết sản phẩm của bạn: Sản phẩm/dịch vụ của bạn giải quyết vấn đề gì? Tại sao khách hàng cần sản phẩm/dịch vụ này?
  • Xác định vấn đề của khách hàng tiềm năng: Mối quan tâm của họ khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ này?
Xoáy sâu vào nỗi đau hoặc thúc đẩy mong muốn của khách hàng. 

  • Cho khách hàng thấy vấn đề sẽ không biến mất nếu không được giải quyết.
  • Cho khách hàng thấy vấn đề có khả năng trở nên tồi tệ hơn nếu không được giải quyết
Đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề cho khách hàng. 

  • Cho khách hàng nhìn thấy được sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết vấn đề của khách hàng. 
  • Cho khách hàng thấy sự cần thiết, cấp bách cần giải quyết vấn đề ngay lập tức. 

3.2. Công thức 3S

Công thức 3S cũng là một công thức phổ biến trong viết bài PR.

Công thức 3S Star (Ngôi sao) Story (Câu chuyện) Solution (Giải pháp)
Nội dung Nhân vật chính dẫn dắt bài viết PR của bạn. Nhân vật chính đó có thể là KOL, KOC, celeb, CEO doanh nghiệp, thậm chí là người tiêu dùng.  Bài PR giống như một câu chuyện kể về trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của nhân vật chính.  Tiết lộ giải pháp mà nhân vật chính từng làm để thoát ra khỏi tình huống khó khăn (vấn đề) trong câu chuyện. 

3.3. Công thức Strings

Công thức Strings là một trong những công thức phổ biến hiện nay, bài viết liệt kê và tổng hợp nhiều thông tin hữu ích dành cho người đọc. Đây là lối viết PR sản phẩm/dịch vụ trực tiếp, do đó bài viết cần đảm bảo tính mạch lạc, rõ ràng về nội dung. 

4. Lưu ý một số lỗi khi viết bài PR

3 lỗi thường gặp mà ai cũng dễ dàng mắc phải khi viết bài PR, bạn nên lưu ý nhé!

4.1. Lỗi chính tả

Lỗi chính tả là lỗi viết sai chuẩn chính tả. Ví dụ như: viết sai từ, viết tắt, dùng dấu câu không đúng cách. Viết sai chính tả dẫn tới người đọc dễ hiểu nhầm ý mà người viết muốn truyền tải, bài viết dễ bị đánh giá kém vì phạm phải một lỗi rất cơ bản. Do đó, để hạn chế lỗi chính tả, người viết nên lưu ý cách dùng từ và đọc lại toàn bộ bài viết để kiểm tra chính tả. 

4.2. Lỗi ngữ pháp

Lỗi ngữ pháp là lỗi câu văn thiếu đi thành phần quan trọng trong câu. Ví dụ như: câu văn thiếu thành phần chủ ngữ, câu văn thiếu thành phần vị ngữ. Đây là một lỗi mà ai cũng dễ dàng mắc phải, kể cả các bạn đã viết lâu năm. Để khắc phục lỗi ngữ pháp bạn nên rèn luyện thói quen đọc và phân tích các thành phần trong từng câu sau khi viết bài. 

Xem thêm: Cách lên cấu trúc content Facebook và 3 công thức hiệu quả nhất

11 Phần mềm hỗ trợ viết content Facebook hiệu quả, nhanh chóng

4.3. Lỗi đạo văn

Lỗi đạo văn là lỗi nghiêm trọng nhất khi viết bài PR. Bài PR sẽ kém phần hấp dẫn nếu bạn chỉ đi copy nội dung từ nhiều bài khác nhau mà không có sự sáng tạo. Và thật tệ nếu bài PR của bạn không mang lại “giá trị” hay cung cấp thông tin hữu ích gì cho người đọc. 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Supro về cách viết bài PR, hy vọng bài viết giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để tạo nên một bài PR “đắt giá”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất