Branding Marketing là gì? 10 Bước xây dựng Branding Marketing hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Thời đại công nghệ số phát triển, các doanh nghiệp hiện nay ngày càng tập trung làm Branding Marketing để sản phẩm có cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Trong bài viết này SUPRO xin chia sẻ với các bạn 10 bước xây dựng Branding Marketing hiệu quả nhất.

1. Branding Marketing là gì?

Branding Marketing là các chiến lược quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Chúng giúp cho thương hiệu tiếp cận được nhiều tệp khách hàng, đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Vai trò của Branding Marketing trong doanh nghiệp

Brand Marketing có vai trò nâng cao giá trị thương hiệu, tạo niềm tin, sự uy tín trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó, chúng còn làm tăng khả năng tiếp cận sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng. 

Branding Marketing có vai trò tạo uy tín, niềm tin với khách hàng 
Branding Marketing có vai trò tạo uy tín, niềm tin với khách hàng

Một số doanh nghiệp thành công trong các chiến lược Branding Marketing: Apple, Adidas, Samsung, Nike,…

3. Branding Marketing là làm những công việc gì?

Branding Marketing được phân thành 2 cấp bậc là chuyên viên Brand Marketing và Brand Manager. Ở mỗi cấp bậc bạn sẽ đảm nhiệm các vai trò khác nhau như sau:

3.1 Chuyên viên Brand Marketing

  • Đề xuất phương án phát triển thương hiệu thông qua việc nghiên cứu thị trường, khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh
  • Kiểm soát và báo cáo ngân sách của chiến lược
  • Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
  • Quản trị các kênh truyền thông của chiến lược
  • Tiến hành thực hiện các hoạt động được cấp trên thông qua

3.2 Brand Manager

  • Nghiên cứu thị trường mục tiêu, lên kế hoạch thực hiện các hoạt động
  • Xác định mục tiêu, định hướng dài hạn cho doanh nghiệp
  • Quản trị ngân sách cho các hoạt động của chiến lược
  • Quản trị nhân lực thực hiện chiến lược
  • Trao đổi, báo cáo công việc với ban lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp

4. 10 Bước xây dựng Branding Marketing hiệu quả 

Để xây dựng Branding Marketing hiệu quả, các doanh nghiệp cần thực hiện theo 10 bước sau đây:

Bước 1: Xác định mục đích cho doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và lâu dài chúng ta cần xác định mục đích, tầm nhìn và sứ mệnh của nó. 

Xác định mục đích để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và lâu dài
Xác định mục đích để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và lâu dài

Bạn có thể tham khảo những câu hỏi sau để xác định mục đích cho doanh nghiệp của mình.

  • Sản phẩm của bạn là gì? 
  • Bạn muốn giải quyết vấn đề gì cho người tiêu dùng?
  • Tại sao họ nên sử dụng sản phẩm của bạn mà không phải những thương hiệu khác?
  • Thương hiệu của bạn muốn đem đến khách hàng cảm nhận như thế nào?
  • Bạn có điểm gì nổi bật hơn các đối thủ khác cùng ngành?

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ giúp chúng ta biết ưu điểm, nhược điểm của họ để rút ra bài học cho doanh nghiệp của mình. Dựa vào nhược điểm của đối thủ tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm, chiến lược Branding Marketing của mình, tạo ấn tượng đối với khách hàng.

Bước 3: Xác định tệp khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu chính là nền tảng của Branding Marketing. Hãy xác định nhóm khách hàng mục tiêu doanh nghiệp muốn hướng tới qua những câu hỏi như sau:

  • Khách hàng của bạn trong độ tuổi bao nhiêu? 
  • Sống ở thành phố hay tỉnh lẻ, vùng quê? 
  • Mức thu nhập trung bình là bao nhiêu?
  • Thói quen, tần suất mua hàng như thế nào?
  • Mong muốn của họ đối với sản phẩm là gì?

Bước 4: Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu

Tuyên bố sứ mệnh là bước quan trọng nhất trong quá trình làm Branding Marketing. Đây cũng chính là mục tiêu, giá trị mà doanh nghiệp mong muốn mang lại cho người tiêu dùng.

Tuyên bố sứ mệnh là giá trị mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng
Tuyên bố sứ mệnh là giá trị mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng

Tuyên bố sứ mệnh của một số thương hiệu nổi tiếng: “Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng bền vững” – Tesla, “Truyền bá ý tưởng” – TED,…

Bước 5: Phác thảo lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng

Để hướng đến tính độc quyền của sản phẩm, bạn cần phác thảo những lợi ích đặc biệt mà chúng mang lại. Bên cạnh đó, bạn cần nâng cấp, cải thiện sản phẩm và các dịch vụ đi kèm để nâng cao trải nghiệm người dùng.

Bước 6: Xác định cảm giác doanh nghiệp muốn mang lại cho khách hàng

Mỗi doanh nghiệp có một sứ mệnh khác nhau sẽ mang đến khách hàng những cảm giác khác nhau. Một số cảm giác phổ biến mà các doanh nghiệp đem lại cho người tiêu dùng: Chuyên nghiệp, sang trọng, thân thiện, quyền lực,…

Bước 7: Xác định thông điệp thương hiệu muốn truyền tải

Thông điệp chính là sự đồng cảm, kết nối giữa khách hàng và thương hiệu. Một thông điệp hấp dẫn, thu hút sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng. Các thương hiệu có thông điệp hay, thú vị như:

  • Cocoon: Mỹ phẩm thuần chay cho nét đẹp việt 
  • The Coffee House: Deliver Happiness 
  • KitKat: Have a bread, have a KitKat
  • AirAsia: Now everyone can fly

Xem thêm: 10 Cách marketing 0 đồng hiệu quả và 5 nguyên tắc phải tuân thủ

Thông điệp của Air Asia
Thông điệp của Air Asia

Bước 8: Thiết kế logo và khẩu hiệu 

Logo, khẩu hiệu của thương hiệu chính là yếu tố có khả năng đi sâu vào nhận thức của khách hàng nhất trong Branding Marketing. Một số lưu ý để thiết kế 1 logo thương hiệu độc đáo

  • Sắp xếp bố cục và màu sắc logo hài hoà
  • Lựa chọn màu sắc phù hợp với doanh nghiệp
  • Tạo ra các biểu tượng ấn tượng, dễ nhớ

Bước 9: Xây dựng sự nhất quán cho thương hiệu

Sự nhất quán của thương hiệu được thể hiện qua: logo, màu sắc, phông chữ, giọng nói,.. Điều này giúp bạn truyền tải thông điệp, câu chuyện của thương hiệu một cách dễ dàng hơn

Ngoài ra, khách hàng có thể nhận diện thương hiệu của bạn chỉ qua màu sắc hay một câu nói đặc trưng. Vậy nên, sự nhất quán của doanh nghiệp làm cho khách hàng dễ dàng nhận ra bạn dù ở bất cứ đâu.

Bước 10: Triển khai, phát triển thương hiệu

Cuối cùng, bạn có thể triển khai chiến lược Brand Marketing dựa trên những thông tin đã phân tích ở các bước trên. Sau đó, tiến hành đo lường hiệu quả cho từng đầu mục công việc và điều chỉnh lại cho phù hợp với doanh nghiệp và khách hàng.

Xem thêm: Những ý tưởng marketing độc đáo

Marketing du kích là gì? Ưu, nhược điểm của các hình thức

Triển khai chiến lược Branding Marketing theo các thông tin đã nghiên cứu ở trên
Triển khai chiến lược Branding Marketing theo các thông tin đã nghiên cứu ở trên

SUPRO mong rằng các bạn có thể áp dụng 10 bước xây dựng Branding Marketing trên vào các chiến lược Marketing của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0904.383.198 nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về Digital Marketing.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất