Để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, thấu hiểu khách hàng là việc không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Đây cũng là lý do khiến 4C Marketing trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp nghiên cứu khách hàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự lợi hại của mô hình này ngay trong bài viết sau đây.
Nội dung chi tiết
1. 4C Marketing là gì?
4C Marketing thực chất là phiên bản mở rộng của mô hình 4P do Robert F. Lauterborn phát triển và được áp dụng lần đầu vào năm 1990. Chúng tập trung nghiên cứu insight khách hàng giúp cho doanh nghiệp xây dựng những chiến lược phù hợp.
2. Các thành phần trong mô hình 4C Marketing
Sự thành công của 4C Marketing được hình thành bởi 4 yếu tố: Customer, Cost, Convenience, Communication.
2.1 Customer
Yếu tố đầu tiên trong mô hình 4C Marketing chính là khách hàng. Chúng ta cần hiểu rõ khách hàng của mình để phát triển sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu của họ.
Dưới đây là một số câu hỏi để bạn có thể xác định được yếu tố này:
- Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
- Nhu cầu và mong muốn của họ như thế nào?
- Sản phẩm của bạn mang lại giá trị gì cho họ?
- Bạn có những điểm mạnh nào để chiếm ưu thế trên thị trường?
2.2 Cost
Thành phần tiếp theo trong mô hình 4C Marketing chính là chi phí mà khách hàng cần chi trả để sở hữu sản phẩm, dịch vụ của bạn. Chi phí này bao gồm: Sản xuất, đóng gói, vận chuyển, bảo hành,… Dựa trên các yếu tố này doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược giá, định giá phù hợp với sản phẩm và người tiêu dùng.
Bạn có thể tham khảo những câu hỏi sau để đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm của mình:
- Các tiêu chí bạn sẽ sử dụng để định giá sản phẩm là gì?
- Các đối thủ cạnh tranh đang để mức giá là bao nhiêu?
- Lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu %?
- Giá trị sản phẩm có phù hợp với mức giá đó không?
- Độ nhạy cảm của khách hàng với mức giá đó như thế nào?
2.3 Convenience
Convenience trong 4C Marketing là sự tiện lợi mà doanh nghiệp sẽ mang đến cho khách hàng tương tự như Place trong mô hình 4P. Đây là thành phần chủ chốt trong quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Bạn cần tìm ra những rào cản khiến khách hàng không có cơ hội tiếp cận tới sản phẩm. Từ đó, đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp cho doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn nên xây dựng hệ thống phân phối đa kênh để người dùng dễ dàng tìm thấy sản phẩm của bạn ở bất kỳ đâu.
2.4 Communication
Để tạo sự kết nối giữa doanh nghiệp và người dùng, chúng ta không thể thiếu chữ C cuối cùng này. Với sự phát triển của Internet bạn có thể giao tiếp với khách hàng trên mọi nền tảng online. Thực hiện tốt chữ C này trong 4C Marketing giúp bạn xây dựng được lòng tin và sự yêu mến của khách hàng, tăng tỷ lệ quay lại của họ.
3. Lợi ích khi áp dụng mô hình 4C Marketing
Một số lợi ích phải kể đến khi áp dụng mô hình 4C Marketing vào doanh nghiệp như:
3.1 Giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng
Mô hình 4C Marketing đặt khách hàng làm trung tâm, dựa trên thói quen, nhu cầu của khách hàng để bán hàng. Điều này giúp cho doanh nghiệp hiểu được người dùng, có thể đưa ra những sản phẩm, chiến lược phù hợp.
3.2 4C Marketing giúp doanh nghiệp tạo mối quan hệ với người dùng
Không chỉ là quảng cáo, truyền thông sản phẩm 4C Marketing còn tập trung tạo các mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Bạn cần phải lắng nghe nhận xét của khách hàng để có những thay đổi phù hợp, tạo được tệp khách hàng thân thiết cho doanh nghiệp. Không những vậy, chúng ta còn được Marketing 0 đồng nhờ vào những trải nghiệm tốt của người tiêu dùng.
3.3 Sáng tạo các chiến lược độc đáo, chiếm lợi thế trên thị trường
Sáng tạo là điều không thể thiếu dù bạn đảm nhận bất kỳ vị trí nào trong bộ phận Marketing. Dựa trên nhu cầu khách hàng, bạn hãy sáng tạo ra những sản phẩm và nội dung độc đáo. Chúng giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng gây được ấn tượng cho người dùng, chiến lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
4. 4 Bước giúp bạn triển khai mô hình hiệu quả
Mô hình 4C Marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng mô hình này thành công. Để giảm thiểu rủi ro, bạn có thể tham khảo triển khai theo 4 bước như sau:
Bước 1: Khai thác insight khách hàng
4C Marketing sẽ cung cấp cho bạn nhu cầu, mong muốn, thói quen, nhân khẩu học,… của khách hàng để xác định insight của họ. Thông qua insight doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng tiềm năng của mình. Bạn cần khai thác kỹ bước này vì đây là tiền đề để triển khai các việc tiếp theo trong mô hình Marketing 4C.
Bước 2: Cập nhật thông tin liên hệ
Trong quá trình xây dựng thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội bạn cần phải cập nhập thông tin liên hệ thường xuyên. Bạn nên thiết lập đầy đủ các phương thức liên hệ để đảm bảo khách hàng có thể kết nối với bạn một cách nhanh nhất.
Bước 3: Đảm bảo trả lời thắc mắc của khách hàng trong thời gian ngắn nhất
Thường xuyên kiểm tra, trả lời khách hàng trong thời gian ngắn sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Bạn cần chuẩn bị trước những câu trả lời chỉnh chu để phản hồi khách hàng, tạo sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 4: Tổng hợp feedback khách hàng, đề xuất giải pháp điều chỉnh phù hợp
Hãy thu thập những nhận xét của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình. Đây được coi là phương pháp nghiên cứu thị trường miễn phí trong mô hình 4C Marketing. Bạn hãy dựa vào đó để đề xuất những biện pháp khắc phục sao cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng.
SUPRO hi vọng với những thông tin trên bạn có thể tiến hàng áp dụng ngay 4C Marketing cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0904.383.198 để được giải đáp nhanh chóng.