7 Bước xây dựng chiến lược marketing giúp bạn bứt phá doanh thu 

5/5 - (2 bình chọn)

Xây dựng chiến lược marketing giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thúc đẩy doanh số, tiếp cận được đúng tệp khách cũng như tối ưu chi phí quảng bá sản phẩm. Trong bài viết này, Supro xin chia sẻ tới các bạn 7 bước để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.

1. Chiến lược marketing là gì?

Chiến lược quảng bá tổng thể trên đa nền tảng nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình là chiến lược marketing. Chiến lược này phải chứa đựng giá trị, thông điệp mà thương hiệu muốn mang đến cho người tiêu dùng.

2. Tầm quan trọng của chiến lược marketing đối với doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược marketing phù hợp có thể đem lại doanh thu cũng như những khách hàng chất lượng cho doanh nghiệp. Không những vậy, nó còn giúp tăng độ nhận diện cũng như uy tín cho doanh nghiệp. 

2.1 Tiếp cận đúng tệp khách hàng

Chiến lược marketing giúp bạn phác hoạ được chân dung khách hàng mà bạn nên tiếp cận thông qua mục tiêu và sản phẩm của doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố quyết định sự thành công của chiến lược.

Chiến lược marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận được đúng tệp khách hàng
Chiến lược marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận được đúng tệp khách hàng

2.2 Xây dựng uy tín cho doanh nghiệp

Uy tín doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nó được tạo nên thông qua độ nhận diện thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Khi bạn thực hiện tốt hai việc đó, doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên uy tín hơn trong mắt khách hàng. 

2.3 Nâng cao hiệu quả truyền thông

Xây dựng chiến lược marketing không thể thiếu các công việc như truyền thông, quảng bá sản phẩm. Một chiến lược chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả truyền thông cho thương hiệu, sản phẩm. Từ đó, sản phẩm của bạn có cơ hội tiếp cận được nhiều tệp khách hàng hơn.

Xây dựng chiến lược marketing tốt sẽ nâng cao được hiệu quả truyền thông
Xây dựng chiến lược marketing tốt sẽ nâng cao được hiệu quả truyền thông

2.4 Nâng cao doanh thu

Một trong những mục tiêu của chiến lược marketing là thu hút, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, thực hiện tốt chiến lược giúp bạn dễ dàng nâng cao doanh thu của mình. 

3. 7 Bước xây dựng chiến lược Marketing chất lượng, hiệu quả

Để xây dựng chiến lược marketing chất lượng, đem lại hiệu quả cao bạn nên thực hiện 7 bước sau đây.

Bước 1: Đánh giá thực trạng doanh nghiệp

Để có một chiến lược chất lượng, chúng ta cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội của doanh nghiệp. Bạn có thể áp dụng công thức SWOT để có cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng thương hiệu của mình. 

Mô hình SWOT
Mô hình SWOT
  • Strength: Điểm mạnh, độc đáo của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Weaknesses: Điểm yếu mà doanh nghiệp cần khắc phục để phát triển tốt hơn.
  • Opportunities: Yếu tố bên ngoài mang lại cơ hội tốt cho doanh nghiệp phát triển.
  • Threats: Các vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp trong tương lai.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường và xác định tệp khách hàng

Bạn có thể tiến hành khảo sát, phỏng vấn,nghiên cứu… để thu thập thông tin về nhân khẩu học, hành vi, thói quen của người tiêu dùng. Nhờ vào đó, bạn sẽ xác định được thị trường mục tiêu và tệp khách hàng phù hợp với sản phẩm của mình.

Không chỉ vậy, việc này còn giúp bạn lựa chọn được các kênh truyền thông hiệu quả và tối ưu chi phí marketing cho doanh nghiệp.

Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Để thành công, chúng ta luôn phải khác biệt và đi trước các đối thủ cạnh tranh. Bạn hãy tìm hiểu các kênh truyền thông của đối thủ, nghiên cứu các chiến lược marketing của họ. Từ đó, rút ra bài học cho doanh nghiệp của mình cũng như học hỏi một số ưu điểm của đối thủ.

Phân tích đối thủ giúp bạn nhanh chóng phát triển và có sự khác biệt riêng
Phân tích đối thủ giúp bạn nhanh chóng phát triển và có sự khác biệt riêng

Bước 4: Xác định mục tiêu xây dựng chiến lược marketing

Xác định mục tiêu cụ thể giúp bạn rất nhiều trong việc phân bố nguồn lực, ngân sách cũng như lựa chọn chiến lược phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề này, hãy áp dụng công thức SMART vào doanh nghiệp của mình để xác định mục tiêu chiến lược marketing.

Công thức SMART
Công thức SMART
  • Specific: Mục tiêu càng cụ thể chúng ta càng dễ dàng xác định được công việc cần làm để thực hiện được mục tiêu đó.
  • Measurable: Những con số đặt cho mục tiêu sẽ là yếu tố giúp bạn đo lượng hiệu quả công việc.
  • Achievable: Đây là tính khả thi của mục tiêu, giúp doanh nghiệp không đặt những mục tiêu quá xa vời, không có khả năng thực hiện.
  • Realistic: Mục tiêu sẽ khó thực hiện nếu không có tính thực tế. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo điều kiện thực tế để thực hiện mục tiêu của chiến lược marketing.
  • Time bound: Đặt thời gian cụ thể cho từng hạng mục công việc và tổng thể mục tiêu, giúp chúng ta có động lực thực hiện chúng nhanh chóng hơn.

Bước 5: Xây dựng chiến lược marketing tổng thể

Thiết lược chiến lược marketing với 2 hoạt động sau:

  • Thiết lập thông điệp: Thông điệp chính là yếu tố giúp bạn thu hút, tạo ấn tượng với khách hàng. Tuỳ vào sản phẩm, thị trường mục tiêu sẽ có những thông điệp khác nhau.
  • Lựa chọn kênh truyền thông: Để tiếp cận khách hàng, bạn cần dựa vào tệp khách hàng chính mà lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp.
  • Một số kênh truyền thông mang lại hiệu quả Marketing cao: Facebook, Google, Website, SEO, Tik Tok,…

Bước 6: Lựa chọn chiến lược marketing phù hợp

Bạn nên tham khảo các chiến lược Marketing phổ biến và chiến lược của các thương hiệu lớn. Cùng với những thông tin nghiên cứu ở các bước trên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Bước 7: Đo lượng hiệu quả, đánh giá, chỉnh sửa

Đây là bước không thể thiếu trong mỗi chiến lược, nó giúp bạn nhìn ra những điểm yếu, thiếu sót trong chiến lược của mình. Nhờ vào đó, doanh nghiệp có thể tiến hành chỉnh sửa, thay đổi để đem lại hiệu quả marketing tốt nhất.

Xem thêm: Kế hoạch marketing bán hàng

Marketing online banner

Đo lường hiệu quả công việc là việc không thể thiếu trong mỗi chiến lược
Đo lường hiệu quả công việc là việc không thể thiếu trong mỗi chiến lược

4. Một số loại hình chiến lược marketing phổ biến hiện nay

Có rất nhiều chiến lược marketing đem lại hiệu quả cao, được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Hiện nay có 4 chiến lược marketing phổ biến như:

4.1 Chiến lược marketing mix

Chiến lược này được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing mix sẽ tiếp cận thị trường với 4 yếu tố:

  • Product: Phân tích ưu, nhược điểm của sản phẩm so với thị trường, từ đó làm nổi bật ưu điểm của sản phẩm.
  • Price: Tập trung phân tích giá của thị trường và những đối thủ cạnh tranh để có chiến lược giá phù hợp.
  • Place: Xây dựng hệ thống phân phối cho sản phẩm, rút ngắn thời gian giao hàng.
  • Promotion: Tiếp thị sản phẩm qua các kênh truyền thông số cũng như các kênh marketing.
Chiến lược marketing mix sẽ tiếp cận thị trường với 4 yếu tố
Chiến lược marketing mix sẽ tiếp cận thị trường với 4 yếu tố

4.2 Chiến lược marketing cạnh tranh

Tại đây, doanh nghiệp sẽ tập trung đưa ra các chính sách về sản phẩm, dịch vụ để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. Một số hình thức cạnh tranh: quảng cáo, giảm giá, ra mắt sản phẩm mới, chương trình hậu mãi,…

Để thực hiện tốt chiến lược này, bạn cần nắm rõ vị trí của bản thân trên thị trường, cũng các đặc điểm của đối thủ để đưa ra những chính sách phù hợp.

4.3 Xây dựng chiến lược marketing thân thiết

Đây là chiến dịch nhằm duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Tạo thiện cảm với khách hàng là phương pháp hiệu quả khiến họ gắn bó với thương hiệu của mình lâu hơn.

Để thực hiện chiến dịch này, ngoài những chương trình ưu đãi thông thường, các doanh nghiệp sẽ có những đặc quyền riêng cho các khách hàng thân thiết.

4.4 Chiến lược marketing phân khúc

Chiến lược này được chia làm 3 phân khúc khác nhau giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện cũng như lựa chọn cho phù hợp với khách hàng mình hướng đến.

  • Khác biệt hoá: 

Bạn cần tạo ra nhiều chiến dịch marketing để phù hợp với từng tệp khách hàng. Bên cạnh đó, ở mỗi giai đoạn thị trường doanh nghiệp cần áp dụng các chiến lược khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Tập trung

Là chiến lược chỉ tập trung vào tệp khách hàng cố định. Nó giúp doanh nghiệp có được vị trí vững chắc trong phân khúc khách hàng đó. 

  • Phổ biến

Đây là chiến lược hướng đến tất cả các khách hàng. Để chiến lược này đem lại hiệu quả cao, doanh nghiệp cần phải có thông điệp phù hợp với số đông người tiêu dùng. Ngoài ra, sản phẩm của bạn không nên có tính khác biệt quá lớn. Điều này sẽ giúp thương hiệu nhanh chóng bao phủ được toàn bộ thị trường.

Xem thêm: Branding marketing là gì

Chiến lược marketing phổ biến thường bắt gặp ở sản phẩm nước ngọt
Chiến lược marketing phổ biến thường bắt gặp ở sản phẩm nước ngọt

Bạn hãy áp dụng 7 bước trên để xây dựng cho mình một chiến lược marketing chất lượng, đem lại hiệu cao. Liên hệ ngay với SUPRO qua Hotline 0904.383.198 nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất