Marketing thương mại là gì? Những thông tin hữu ích bạn cần biết

5/5 - (1 bình chọn)

Marketing thương mại là một chuyên ngành đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều người vẫn tỏ ra khá lạ lẫm với thuật ngữ này. Vậy thực chất nó là gì? Muốn theo ngành này thì phải học trường nào? Trong bài viết dưới đây, SUPRO sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhất! 

marketing thương mại

Marketing thương mại là gì?

1. Marketing thương mại là gì?

Theo quan điểm của E.J McCarthy thì Marketing thương mại được giải nghĩa như sau: Marketing được thực hiện dựa trên chuỗi hoạt động thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đặt ra của một tổ chức dựa vào việc nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng hoặc khách hàng để điều khiển lưu thông dòng hàng hóa dịch vụ. Tất cả phải thỏa mãn mong đợi kỳ vọng của nhà sản xuất đối với người tiêu thụ hoặc khách hàng.

Sau quá trình phát triển không ngừng nghỉ, marketing đã đủ khả năng giải quyết yêu cầu đặt ra đối với sự thành công trong hoạt động thương mại của các doanh nghiệp. Tuy nhiên tính chất trực tiếp đối với quá trình thương mại doanh nghiệp đã phần nào bị che lấp đi. Marketing dần dần trở thành 1 khoa học, 1 công cụ, 1 quan điểm chung cho kinh doanh trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. 

Thế nhưng sau khi nghiên cứu 1 cách trọn vẹn về thương mại dựa trên nghĩa rộng và mục đích của việc áp dụng marketing ở những tổ chức khác nhau thì ngọn nguồn “sinh ra cho thương mại” của marketing vẫn giữ nguyên ý nghĩa nguyên bản của nó từ khi mới xuất hiện: mục đích bán được nhiều sản phẩm (theo nghĩa bao quát) của các tổ chức xã hội, cá nhân hoặc tổ chức nào đó trong nền kinh tế. 

Qua những phân tích vừa rồi, để đáp ứng trình độ phát triển mạnh mẽ của hệ thống lý thuyết và ứng dụng marketing vào hoạt động thương mại, khái niệm marketing thương mại sẽ được định nghĩa khái quát như sau: “Marketing thương mại là quá trình quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động với mục đích tạo ra khả năng và hoàn thành được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất của 1 tổ chức dựa trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của nhà sản xuất, người tiêu thụ, nhà thương mại một cách tốt nhất”.

2. Phân biệt giữa Marketing thương mại và Marketing mạng xã hội 

Marketing thương mại khác Marketing mạng xã hội như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự giống và khác nhau qua một số thông tin dưới đây:  

Phân biệt Trade marketing và Social marketing 

Phân biệt Trade marketing và Social marketing 

2.1. Điểm giống nhau

  • Cơ bản là lý thuyết trao đổi.
  • Điều quan trọng nhất là định hướng của khách hàng.
  • Phân đoạn đối tượng cụ thể.
  • Ngay từ khi bắt đầu cần áp dụng bước nghiên cứu thị trường. 
  • Đều xem xét tất cả 4P.
  • Lựa chọn phù hợp thị trường mục tiêu. 

2.2. Điểm khác nhau

Marketing thương mại Marketing mạng xã hội
Sản phẩm Bán dịch vụ hữu hình, hàng hóa Bán khát khao, cảm xúc thèm muốn
Mục tiêu đầu tiên Mục tiêu đầu tiên của quá trình Marketing thương mại đó là làm vừa lòng khách hàng dựa trên cách bày bán sản phẩm đáp ứng nhu cầu mong muốn của họ đồng thời thu về lợi nhuận.  Mục tiêu hàng đầu của Marketing trên mạng xã hội đó là mang đến lợi ích cho cộng đồng và xã hội. 
Công cụ Công cụ marketing hướng đến mục đích bán hàng Công cụ marketing hướng đến mục tiêu thay đổi hành vi
Điểm nhấn Tập trung vào việc phát triển các dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể Tập trung vào việc tiếp cận khách hàng mục tiêu đồng thời thay đổi hành vi của họ
Đáp ứng nhu cầu Các marketer cần làm hài lòng nhu cầu của từng khách hàng. Các marketer cần làm hài lòng nhu cầu của xã hội.

3. Muốn làm Marketing thương mại phải học trường nào?

Bạn có hứng thú với Marketing thương mại và băn khoăn không biết nên lựa chọn trường học nào? Vậy thì hãy tham khảo một số trường Đại học đào tạo chuyên ngành hàng đầu hiện nay như: Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học RMIT, Đại học FPT, Đại học Thương mại,… 

RMIT là một trong số các trường đào tạo hàng đầu về chuyên ngành trade marketing

RMIT là một trong số các trường đào tạo hàng đầu về chuyên ngành trade marketing

Sinh viên khi theo học ngành này sẽ được đào tạo kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu các bộ môn nghiên cứu marketing, nguyên lý marketing, chiến lược marketing, hành vi người tiêu dùng, tiếng anh ngành marketing thương mại, quản trị giá, thiết kế đồ họa truyền thông marketing, marketing trực tuyến, marketing bán lẻ, quan hệ công chúng, quản trị hệ thống phân phối, marketing bán hàng,… 

Đặc biệt trong quá trình học tập tại trường, sinh viên còn được tạo điều kiện để tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp, “học đi đôi với hành” thông qua các buổi tham quan, lĩnh hội kiến thức từ các chuyên gia, doanh nhân. Điều này sẽ giúp nâng cao kỹ năng phục vụ nhu cầu công việc trong tương lai, dễ dàng thích nghi với môi trường thực tế và chuẩn bị năng lực cạnh canh của bản thân.

Nhiều người lo lắng liệu rằng bản thân có đủ trình độ để học ngành này không. Tuy nhiên bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng vì trên thực tế chẳng có quy chuẩn nào quy định độ khó của ngành nghề. Điều quan trọng nhất vẫn là ý thức học hỏi và tinh thần nỗ lực của người học. 

Do đó, nếu thuộc tuýp người năng động, giàu tính sáng tạo, hoạt ngôn và thích giao tiếp thì đây sẽ là điểm cộng lớn. Ngoài kiến thức học được trong trường học, bạn cũng có thể phát huy thế mạnh của mình và phát triển thông qua trải nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm dần dần. 

Xem thêm: Marketing online banner là gì? Kinh nghiệm thiết kế banner marketing

4. Cơ hội việc làm đối với ngành Marketing thương mại

Xã hội ngày càng phát triển, dịch vụ, phân phối hàng hóa ngày càng đa dạng, vì vậy thị trường của ngành Marketing vẫn hứa hẹn phát triển mạnh trong thời gian tới. Cơ hội việc làm dành cho những người học chuyên ngành Marketing thương mại rất rộng mở. 

Bạn có thể lựa chọn nhiều vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp như: Quản lý nhãn hàng, Dịch vụ khách hàng, Nhân viên truyền thông, Quản trị dịch vụ thương hiệu, khách hàng, Sale, Nhân viên PR, Digital Marketing, Xúc tiến thương mại,… Do đó tùy theo nhu cầu và sở thích của mình mà bạn có thể thử sức bản thân ở những ngành nghề phù hợp. 

Cơ hội việc làm ngành Marketing thương mại

Cơ hội việc làm ngành Marketing thương mại

Sau khi tốt nghiệp ra trường, các doanh nghiệp sẽ dựa vào trình độ và kinh nghiệm của nhân viên để chi trả tiền lương. Với người có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm thì mức lương dao động ở mức 7.000.000đ – 11.000.000đ/ tháng. Đối với người có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm mức lương nằm trong khoảng 15.000.000đ – 30.000.000đ/ tháng. 

Như vậy trong bài viết trên đây, SUPRO đã chia sẻ một số thông tin chi tiết liên quan đến Marketing thương mại, cơ hội nghề nghiệp và cách phân biệt với Marketing mạng xã hội. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích về chủ đề này! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất