5 Bước xây dựng marketing strategy đơn giản, hiệu quả nhất

Rate this post

Marketing strategy được đánh giá là một trong những chiến lược hữu ích, giúp cho các doanh nghiệp đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng. Nhưng hiện nay vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp biết đến chiến lược này. Chính vì vậy, hôm nay Supro xin chia sẻ với bạn một số thông tin về marketing strategy cũng như cách xây dựng chúng đơn giản, hiệu quả nhất.

1. Marketing strategy là gì? 

Marketing strategy là chiến lược tiếp thị tổng thể cho doanh nghiệp. Khi này, team marketing sẽ cần nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố liên quan để đưa ra các hoạt động cụ thể nhằm quảng bá sản phẩm, thương hiệu.

2. Tầm quan trọng của chiến lược marketing đối với doanh nghiệp 

Marketing strategy đóng vai trò rất quan trọng trong một doanh nghiệp bởi 3 lý do sau: 

2.1 Nâng cao độ nhận diện, uy tín cho thương hiệu 

Độ nhận diện và uy tín thương hiệu ảnh có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Đẩy mạnh hai yếu tố này cũng là nhiệm vụ chính trong marketing strategy.

Bằng những chiến dịch quảng cáo, ra mắt sản phẩm doanh nghiệp sẽ dần tiến gần hơn đến với những khách hàng tiềm năng của mình. Nhờ đó chúng ta sẽ đem lại cảm giác quen thuộc khiến họ dễ dàng nhận diện thương hiệu dù ở bất cứ đâu.

2.2 Quản lý ngân sách dễ dàng với marketing strategy

Các nền tảng Facebook, TikTok, Shopee,… đang được doanh nghiệp quan tâm và tập trung triển khai nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên không phải nền tảng nào cũng đạt được mục tiêu tiếp thị. Vì vậy bạn cần phải có marketing strategy chất lượng, hiệu quả. Chúng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được ngân sách cho từng nền tảng đồng thời cắt giảm những chi phí không cần thiết. 

Doanh nghiệp có thể quản lý ngân sách dễ dàng với marketing strategy
Doanh nghiệp có thể quản lý ngân sách dễ dàng với marketing strategy

2.3 Thu hút nhiều khách hàng mới 

Trong marketing strategy bao gồm những hoạt động nhằm thu hút và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Từ đó doanh nghiệp không chỉ có thêm được nhiều khách hàng mới mà còn có thể khiến họ trở thành tệp khách hàng trung thành.

3. 4 Thành phần cơ bản trong marketing strategy 

Một chiến lược tiếp thị tổng thể cơ bản gồm có 4 thành phần sau: 

3.1 Marketing tích hợp

Marketing tích hợp trong chiến lược tiếp thị là sự kết hợp hài hoà của các hoạt động truyền thông nhằm thuyết phục khách hàng sử dụng sử phẩm. Thành phần này bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau như: Quảng cáo, PR, social media,… Tất cả các yếu tố này sẽ được triển khai một cách nhất quán nhằm đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và đối tác.

Kết hợp hài hoà các hoạt động truyền thông để thu hút và thuyết phục khách hàng
Kết hợp hài hoà các hoạt động truyền thông để thu hút và thuyết phục khách hàng

3.2 Marketing quan hệ 

Duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng và đối tác là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu tại doanh nghiệp. Đây cũng chính là lý do mà chúng ta cần đến marketing quan hệ. Chúng sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch tương tác và phát triển các mối quan hệ trong thời gian dài.

3.3 Social marketing 

Social marketing là chiến lược hiệu quả khi doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh và tiếp cận thêm nhiều người dùng trên thị trường trong marketing strategy. Khi triển khai tiếp thị xã hội chúng ta sẽ chia sẻ những nội dung của mình lên Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube,… Với số lượng người dùng khổng lồ, các nền tảng sẽ mang tới cho doanh nghiệp rất nhiều khách hàng tiềm năng.

Các nền tảng social sẽ mang lại rất nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp 
Các nền tảng social sẽ mang lại rất nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp

3.4 Internal marketing 

Internal marketing hay còn được biết đến với cái tên tiếp thị nội bộ. Đây cũng chính là thành phần cuối cùng trong chiến lược marketing tổng thể của một doanh nghiệp. 

Bên cạnh khách hàng, nhân sự của công ty cũng là thành phần chủ chốt có khả năng góp phần vào sự phát triển bền vững của thương hiệu. Do vậy, marketing nội bộ nhằm tạo ra môi trường làm việc thoải mái và vui vẻ giúp các nhân viên có thể cống hiến hết mình phục vụ mục tiêu chung của công ty.

4. 5 Bước xây dựng marketing strategy đơn giản, hiệu quả 

Khi xây dựng chiến lược tiếp thị cơ bản doanh nghiệp sẽ phải thực hiện theo 6 bước sau:

Bước 1: Phác thảo chân dung khách hàng 

Để phát triển sản phẩm cũng như xây dựng chiến lược tiếp thị doanh nghiệp cần phải phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu. Chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu về độ tuổi, giới tính, nơi sống, trình độ học vấn, thu nhập trung bình,…

Chúng ta cần phác thảo chân dung khách hàng khi triển khai marketing strategy
Chúng ta cần phác thảo chân dung khách hàng khi triển khai marketing strategy

Bước 2: Nghiên cứu các đối thủ cùng ngành 

Muốn đứng vững trên thị trường khốc liệt doanh nghiệp cần phải lập ra những kế hoạch khác biệt và tối ưu hơn các đối thủ cùng ngành. Chính vì thế chúng ta không thể bỏ qua việc nghiên cứu và phân tích đối thủ. 

Nếu thực hiện tốt nhiệm vụ này bạn không chỉ học tập được những điểm mạnh của họ mà còn tìm ra một số hạn chế còn tồn tại. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội cải thiện và tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.

Bước 3: Thiết lập marketing strategy

Thông qua những dữ liệu đã tìm hiểu được ở trên team marketing sẽ bắt tay vào thiết lập marketing strategy. Chiến lược này sẽ bao gồm 2 nội dung chính sau: 

  • Sáng tạo thông điệp

Đây là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ chiến lược nào. Chúng có nhiệm vụ truyền tải mong muốn của thương hiệu đến với sản phẩm, thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

  • Chọn kênh truyền thông

Với mỗi sản phẩm và mô hình kinh doanh sẽ phù hợp với những kênh truyền thông nhất định. Do đó, thay vì triển khai trên tất cả social bạn chỉ nên tập trung vào những kênh đem lại hiệu quả cao, tránh lãng phí ngân sách của công ty.

Với mỗi sản phẩm chúng ta cần lựa chọn kênh truyền thông phù hợp 
Với mỗi sản phẩm chúng ta cần lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Bước 4: Thực hiện kế hoạch 

Sau khi đã thiết lập marketing strategy, chúng ta cần phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong doanh nghiệp để thực hiện chúng.

Bước 5: Đo lường, đánh giá kết quả, tối ưu

Cuối cùng, team marketing sẽ tiến hành đo lường và đánh giá kết quá. Doanh nghiệp nên dựa trên mục tiêu ban đầu để thấy rõ được hiệu quả của tiếp thị. Ngoài ra chúng ta còn phải nhận định những hạn chế và tiến hành tối ưu, cải tiến chúng sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp và thị trường. 

Đánh giá và đo lường kết quả để thấy rõ hiệu quả của chiến lược 
Đánh giá và đo lường kết quả để thấy rõ hiệu quả của chiến lược

Trên đây là toàn bộ thông tin về marketing strategy và cách triển khai chúng. SUPRO hy vọng sau bài viết này bạn có thể xây dựng riêng cho doanh nghiệp mình một chiến lược tiếp thị tổng thể phù hợp, tối ưu. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0904383198 để được giải đáp nhanh chóng. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất