Những kịch bản trả lời Facebook hấp dẫn, thu hút nhất 2024

5/5 - (1 bình chọn)

Kịch bản trả lời Facebook là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Chúng ảnh hưởng đến sự uy tín cũng như tính chuyên nghiệp của thương hiệu. Để giải quyết vấn đề này, Supro xin giới thiệu với các bạn một số kịch bản trả lời Facebook hấp dẫn, thu hút nhất ngay trong bài viết này. 

1. Tầm quan trọng của kịch bản trả lời Facebook đối với doanh nghiệp

Mỗi ngày, các nhà bán hàng phải tiếp xúc với vô số khách hàng khác nhau. Điểu này có thể khiến bạn bị rối, không nhất quán trong các tin nhắn nếu không có kịch bản trả lời Facebook.

Do đó, chuẩn bị những câu trả lời sẵn sẽ giúp bạn đảm bảo được chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như nâng cao uy tín cho doanh nghiệp của mình. Không chỉ vậy, người tiêu dùng cũng tiết kiệm được thời gian mua sắm, không cần chờ đợi quá lâu. 

2. Mẫu kịch bản trả lời Facebook tự động

Hiện nay, hầu hết các nhà bán hàng đều sử dụng tính năng trả lời tự động trên Facebook. Ngay sau khi người dùng tương tác với bạn qua bình luận hay inbox, họ sẽ nhận được những tin nhắn tự động. 

Hầu hết các nhà bán hàng đều sử dụng tính năng trả lời tự động 
Hầu hết các nhà bán hàng đều sử dụng tính năng trả lời tự động

Kịch bản trả lời này sẽ được gửi tới tất cả mọi người, vì vậy bạn nên xây dựng nội dung mang tính chung nhất. 

Một số mẫu câu mà bạn có thể tham khảo như:

  • Chào bạn (Tên khách hàng), (Tên shop) đã nhận được tin nhắn của bạn. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất có thể!
  • Chào bạn, hiện tại số lượng tin nhắn của (Tên shop) đang bị quá tải, bạn vui lòng chờ chúng mình một xíu nhé! Nếu bạn đang cần hỗ trợ gấp, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline XXX.
  • Xin chào (Tên khách hàng), cảm ơn bạn đã quan tâm đến (Tên shop). Vui lòng chọn nút chức năng phù hợp để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhanh nhất. 

3. Kịch bản trả lời Facebook cho từng trường hợp cụ thể

Sau khi khách hàng nhận được tin nhắn tự động và phản hồi chúng, bạn cần tiến hành tư vấn trực tiếp cho họ. Đây cũng là bước quan trọng dẫn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các kịch bản phổ biến khi tư vấn khách hàng bạn có thể gặp như:

3.1 Kịch bản trả lời Facebook xác nhận yêu cầu

  • Chào (Tên khách hàng), không biết chúng tôi giúp gì được cho bạn?
  • Cảm ơn (Tên khách hàng) đã liên hệ cho shop! Không biết bạn đang quan tâm sản phẩm/dịch vụ nào bên mình ạ?
  • Chào bạn! Có phải bạn đang quan tâm tới (Tên sản phẩm/dịch vụ) đúng không ạ?

3.2 Chăm sóc khách hàng, nâng cao khả năng chốt đơn

  • Hiện tại (Tên sản phẩm) đang có ưu đãi cho 100 khách hàng đầu tiên. Anh/ Chị hãy để lại số điện thoại và địa chỉ bên em sẽ lên đơn ngay cho mình ạ!
  • Nhân dịp khai trương cơ sở mới, (Tên shop) đang có chương trình mua 1 tặng 1 với (Tên sản phẩm). Hãy đặt hàng ngay để nhận được những ưu đãi hấp dẫn.

3.3 Kịch bản trả lời khiếu nại của khách hàng

  • (Tên shop) rất tiếc về sự cố này, chúng tôi xin phép gửi bạn voucher giảm 50% cho lần mua hàng tiếp theo. 
  • Chào (Tên khách hàng), (Tên shop) rất xin lỗi về trải nghiệm không tốt lần này của quý khách. Chúng tôi xin tiếp thu và cải thiện chất lượng của mình. 

3.4 Kịch bản giới thiệu sản phẩm/dịch vụ

  • Xin chào (Tên khách hàng), (Tên sản phẩm) là sản phẩm được thiết kế riêng cho các em học sinh, sinh viên. Được áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến cùng với thiết kế đặc biệt, sản phẩm có khả năng chống gù và thoát khí hiệu quả. 
  • Chào bạn! (Tên sản phẩm) là dòng điện thoại mới nhất hiện nay. Với độ phân giải cao, chip xử lý mạnh mẽ chúng sẽ đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.

4. Những lưu ý khi giao tiếp với khách hàng qua tin nhắn

Tin nhắn là phương tiện giao tiếp chính giữa khách hàng và doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc cũng như quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Hãy ghi nhớ những điều sau khi giao tiếp với khách hàng để đạt được mục tiêu kinh doanh của thương hiệu. 

4.1 Không quên giới thiệu bản thân

Giới thiệu bản thân là việc không thể bỏ qua trong bất kỳ cuộc hội thoại nào. Điều này không chỉ giúp khách hàng hiểu hơn về chúng ta mà còn tăng độ nhận diện cũng như định vị thương hiệu.

Giới thiệu bản thân là việc không thể bỏ qua trong bất kỳ cuộc hội thoại nào
Giới thiệu bản thân là việc không thể bỏ qua trong bất kỳ cuộc hội thoại nào

4.2 Trả lời tin nhắn trong thời gian ngắn

Không ai muốn phải chờ đợi quá lâu để được tư vấn về sản phẩm mình đang rất quan tâm. Hãy cố gắng giải đáp thắc mắc của khách hàng càng sớm càng tốt. Nếu bạn để họ chờ càng lâu, khả năng chốt đơn của bạn sẽ càng mong manh. 

4.3 Sử dụng những từ ngữ tôn trọng khách hàng

Mọi kịch bản trả lời Facebook cần đảm bảo yếu tố lịch sự, trang trọng. Chúng ta cần tránh những từ ngữ dễ gây hiểu lầm, thô tục, thiếu tôn trọng khách hàng. Điều này cũng góp phần tạo nên tính chuyên nghiệp, uy tín cho thương hiệu. 

Bạn nên sử dụng từ ngữ tôn trọng khách hàng trong các kịch bản trả lời Facebook
Bạn nên sử dụng từ ngữ tôn trọng khách hàng trong các kịch bản trả lời Facebook

4.4 Có sự kiên trì với khách hàng 

Khi khách hàng chưa hoặc không phản hồi chúng ta, bạn vẫn luôn phải giữ bình tĩnh. Tránh gửi những tin nhắn thúc giục, chúng sẽ khiến người mua hàng cảm thấy bị làm phiền, không muốn tiếp tục nghe tư vấn của bạn nữa. 

4.5 Tránh sử dụng những từ ngữ chuyên ngành

Việc sử dụng những từ ngữ chuyên ngành có thể khiến thương hiệu trở nên uy tín và chuyên nghiệp hơn. Nhưng người mua hàng không phải là chuyên gia nên chúng ta cần sử dụng những từ ngữ thân thuộc, dễ hiểu để họ có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin. 

Tránh sử dụng những từ ngữ chuyên ngành, gây khó hiểu cho khách hàng 
Tránh sử dụng những từ ngữ chuyên ngành, gây khó hiểu cho khách hàng

Supro hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể tự xây dựng kịch bản trả lời Facebook cho doanh nghiệp của mình. Hãy liên hệ với SUPRO nếu bạn cần giải pháp về Digital Marketing thông qua Hotline 0904.383.198

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất