Chiến lược IMC là gì? Các bước lập kế hoạch truyền thông

Rate this post

Chiến lược IMC hiện đang là giải pháp truyền thông được nhiều doanh nghiệp áp dụng cho thương hiệu và sản phẩm của mình. Để hiểu hơn về vấn đề này bạn hãy cùng Supro tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

1. Chiến lược IMC là gì?

Chiến lược IMC hay Integrated Marketing Communications là chiến lược tiếp thị toàn diện trên các nền tảng khác nhau. Chúng được triển khai nhằm đồng bộ hoá thông điệp, tạo ra trải nghiệm khách hàng liền mạch và nhất quán.

 2. Ưu điểm của chiến lược IMC

Chiến lược IMC đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp với những ưu điểm sau: 

2.1 Hiệu quả tiếp thị cao, tối ưu chi phí

Truyền tải 1 thông điệp trên nhiều nền tảng của doanh nghiệp sẽ giúp bạn tiết kiệm được ngân sách cho công ty. Bên cạnh đó việc tiếp thị toàn diện cũng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn khi chúng ta chỉ triển khai trên 1 hoặc 2 nền tảng nhất định.

2.2 Độ phủ sóng rộng rãi

Các chiến lược IMC thường được triển khai rộng rãi trên nhiều kênh khác nhau. Do vậy chúng sẽ tiếp cận được đa dạng tệp khách hàng, nâng cao độ phủ sóng của doanh nghiệp.

Chiến lược IMC giúp doanh nghiệp phủ sóng rộng rãi
Chiến lược IMC giúp doanh nghiệp phủ sóng rộng rãi

2.3 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng 

Chiến lược IMC là phương pháp làm truyền thông dựa trên nhu cầu, sở thích của khách hàng giúp chúng ta có thể dễ dàng xây dựng mối quan với người tiêu dùng. Không chỉ vậy, khi các thông điệp được lặp lại nhiều lần trên mọi nền tảng cũng khiến họ ấn tượng về bạn hơn. 

3. Một số hạn chế của chiến lược IMC marketing 

Bên cạnh những lợi ích trên, chiến lược tiếp thị toàn diện cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: 

3.1 Dễ tạo ra bất đồng nội bộ

Chiến lược marketing này đòi hỏi sự kết hợp hài hoà giữa nhiều bộ phận khác nhau nên dễ xảy ra những bất đồng nội bộ. Để khắc phục điều này, team marketing cần tổ chức họp và thống nhất các công việc triển khai trong kế hoạch.

Việc đòi hỏi sự kết hợp hài hoà giữa nhiều bộ phận dễ gây bất đồng nội bộ 
Việc đòi hỏi sự kết hợp hài hoà giữa nhiều bộ phận dễ gây bất đồng nội bộ

3.2 Có thể bị hạn chế về mặt ý tưởng 

Do chiến lược IMC được phát triển dựa trên góc nhìn người dùng nên chúng ta rất dễ bỏ lỡ những ý tưởng sáng tạo của team. Đây cũng là một trong những hạn chế lớn nhất gây ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông của doanh nghiệp.

4. 6 Bước lập kế hoạch truyền thông tích hợp

Các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch truyền thông đơn giản bằng 6 bước sau đây:  

Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu 

Xác định thị trường mục tiêu là bước đầu tiên bạn cần làm khi triển khai kế hoạch chiến lược IMC. Hãy thu thập và phân tích những dữ liệu, thông tin liên quan đến ngành nghề sản phẩm của bạn và các đối thủ cùng ngành.

Dựa vào đó, chúng ta sẽ xác định được khách hàng cũng như thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp nên hướng đến

Bước 2: Thiết lập mục tiêu cho chiến lược IMC

Mục tiêu của chiến lược được xem như là kim chỉ nam cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chúng. Ngoài ra đây còn là tiêu chuẩn, thước đo đánh giá hiệu quả tiếp cận của IMC. Để thiết lập mục tiêu cho chúng bạn có thể sử dụng mô hình SMART.

Mô hình Smart để thiết lập mục tiêu 
Mô hình Smart để thiết lập mục tiêu

Bước 3: Thiết kế thông điệp 

Thông điệp là một trong những yếu tố quan trọng, có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Không chỉ vậy nó còn xuất hiện trong mọi nội dung mà doanh nghiệp triển khai như: Ảnh, content, ads,….

Tuy nhiên không phải thông điệp nào trong chiến lược IMC đều hiệu quả ngay từ lần đầu triển khai. Do vậy các doanh nghiệp nên thử nghiệm nhiều thông điệp khác nhau để so sánh và đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Bước 4: Kết hợp nhiều kênh truyền thông đa dạng

Thông qua những dữ liệu khách hàng chúng ta có thể lựa chọn được các kênh truyền thông phù hợp với nhu cầu và thói quen của họ. Hiện nay, các doanh nghiệp thường thực hiện tiếp thị qua 2 kênh gián tiếp và trực tiếp.

  • Kênh trực tiếp: Cửa hàng, website, social media,…
  • Kênh gián tiếp: Email marketing, booking truyền hình, báo chí,…
Truyền thông trực tiếp qua cửa hàng vật lý 
Truyền thông trực tiếp qua cửa hàng vật lý

Bước 5: Lên kế hoạch thực hiện

Nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như hiệu suất công việc, team marketing cần lên kế hoạch thực hiện chi tiết gồm các yếu tố sau: 

  • Ngân sách và thời gian tiến hành

Xác định nguồn lực tài chính và phân bổ ngân sách hợp lý cho từng hoạt động và thời gian triển khai chúng.

  • Thành viên

Số lượng nhân sự tham gia bao gồm: Biên tập nội dung, nhà thiết kế, nhà phân tích dữ liệu, kỹ thuật,…

  • Các hoạt động hỗ trợ

Khuyến mãi, sự kiện ra mắt, hội thảo,…

  • Khả năng tương tác đa kênh

Lên kế hoạch tích hợp các yếu tố truyền thông đa kênh để tạo sự đồng nhất cho chiến lược IMC.

  • KPIs

Các chỉ tiêu mà thương hiệu đặt ra cho chiến dịch.

Bước 6: Triển khai, đo lường, điều chỉnh

Team marketing sẽ bắt tay vào thực hiện chiến lược như đã thiết lập ở bước 5 và tiến hành đo lường kết quả, điều chỉnh chúng sao cho phù hợp nhất.

Đo lường kết quả và điều chỉnh chúng sao cho phù hợp nhất 
Đo lường kết quả và điều chỉnh chúng sao cho phù hợp nhất

Trên đây SUPRO đã chia sẻ với bạn một số thông tin về chiến lược IMC và cách lập kế hoạch truyền thông tích hợp hiệu quả nhất. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này bạn có thể bắt tay vào triển khai ngay cho doanh nghiệp của minh. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Mới Nhất