Trade marketing là chiến lược kinh doanh không còn xa lạ với các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên không phải hệ thống phân phối nào cũng đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Nhằm khắc phục điều này, bạn hãy cùng Supro tìm hiểu về trade marketing và các tips thực hiện chúng ngay bây giờ.
Nội dung chi tiết
1. Trade marketing là gì?
Trade marketing (Marketing thương mại) là hoạt động thương mại hoá chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Đây là quá trình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến các nhà bán lẻ trong hệ thống. Quá trình này sẽ liên tục được phát triển và cải tiến dựa trên nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng.
2. Đối tượng tham gia vào quá trình trade marketing của doanh nghiệp
Để thực hiện trade marketing chúng ta cần có sự kết hợp hài hoà giữa 4 đối tượng: Nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý phân phối và nhà bán lẻ hiện đại.
2.1 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất trong trade marketing chính là doanh nghiệp tạo ra sản phẩm/dịch vụ. Họ sẽ là người trực tiếp xây dựng và thực hiện các kế hoạch tiếp thị thương mại.
2.2 Nhà phân phối
Nhà phân phối là những đối tác trung gian, giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Khi có những nhà phân phối chất lượng, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí về quảng cáo, tiếp thị,…
2.3 Đại lý bán lẻ
Bên cạnh những nhà phân phối, các đại lý bán lẻ cũng là nơi mà khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm của thương hiệu.
2.4 Nhà bán lẻ hiện đại
Nhà bán lẻ hiện đại là các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/7, siêu thị như: Circle K, Winmart, Kmart,…
3. 4 Lợi ích marketing thương mại mang lại cho doanh nghiệp
Mặc dù tiếp thị thương mại là một trong những chiến lược lâu đời nhưng chúng vẫn được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi những lợi ích như:
3.1 Nâng cao sự nhận diện thương hiệu bằng trade marketing
Khi áp dụng marketing thương mại doanh nghiệp sẽ tập trung phân phối sản phẩm của mình tại các nhà bán lẻ, đại lý phân phối,… trên toàn quốc. Nhờ vậy, chúng ta có thể nâng cao sự nhận diện thương hiệu của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả.
3.2 Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Hệ thống bán lẻ dày đặc trên thị trường là một trong những lợi thế cạnh tranh giúp bạn chiến thắng các đối thủ khác trên thị trường. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào đại lý cũng nhận phân phối và giúp bạn bán hàng.
Do vậy ngoài các tính năng ưu việt của sản phẩm doanh nghiệp cần cung cấp cho giá cả hợp lý để mở rộng hệ thống của mình.
3.3 Phù hợp cho tất cả quy mô doanh nghiệp
Trade marketing là giải pháp tiếp thị phù hợp cho tất cả doanh nghiệp nhỏ và lớn. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể chủ động liên hệ với các nhà bán lẻ và đưa cho họ những ưu đãi hấp dẫn để mời hợp tác. Còn với những thương hiệu lớn, chúng ta nên triển khai xúc tiến thương mại để tiếp cận được nhiều đại lý hơn.
3.4 Đảm bảo doanh thu ổn định
Trade marketing giúp doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận ổn định trong 1 thời gian dài nhờ vào hệ thống phân phối.
4. Một số hạn chế của marketing thương mại
Bên những lợi ích trên, chiến lược tiếp thị thương mại vẫn còn tồn tại 2 hạn chế như sau:
4.1 Có thể làm giảm doanh thu của sản phẩm
Các nhà bán lẻ chỉ phân phối sản phẩm khi chúng mang lại lợi nhuận lớn. Nhưng khi đưa ra một mức giá phù hợp với đối tác khách hàng bạn có thể bị giảm doanh thu.
4.2 Không tương tác trực tiếp với khách hàng
Sản phẩm của bạn sẽ được bán qua các đại lý vậy nên doanh nghiệp không thể tương tác trực tiếp với khách hàng của mình. Điều này khiến cho công tác tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng cũng gặp một số khó khăn nhất định.
5. 5 Tips thực hiện trade marketing đạt hiệu quả cao
Nhằm nâng cao hiệu quả kế hoạch tiếp thị bạn nên tham khảo 5 tips sau:
5.1 Tham gia triển lãm
Triển lãm là nơi lý tưởng cho các doanh nghiệp kết nối với các đối tác và khách hàng của mình. Ngoài ra tại đây chúng ta còn có thể gặp gỡ và giao lưu với các khách hàng tiềm năng.
5.2 Triển khai các chương trình khuyến mãi
Để mở rộng hệ thống phân phối và tăng khả năng khách hàng sử dụng sản phẩm các doanh nghiệp nên triển khai một số chương trình ưu đãi hấp dẫn. Bạn có thể tặng sản phẩm dùng thử đi kèm, giảm giá khi mua sản phẩm thứ hai, bán combo,…
5.3 Hợp tác với các thương hiệu khác
Ngoài việc phân phối sản phẩm các doanh nghiệp có thể kết hợp cùng những thương hiệu lớn để thực hiện trade marketing. Đây được đánh là giải pháp chiến lược có tiềm năng giúp chúng ta phủ sóng thương hiệu và thu hút được nhiều khách hàng hơn.
5.4 Thực hiện truyền thông
Các nhà bán lẻ rất quan trọng đến uy tín của sản phẩm và thương hiệu. Do đó, việc thực hiện truyền thông mạnh mẽ trên các đầu báo, kênh truyền hình là vô cùng cần thiết. Chúng sẽ giúp bạn khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tạo niềm tin cho các nhà bán lẻ.
5.5 Mở rộng trade marketing online
Bên cạnh những cửa hàng vật lý, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc mở rộng thêm trade marketing online để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay. Chúng ta có thể bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, website, fanpage,… Qua đây, thương hiệu cũng sẽ tiếp cận được tối đa người tiêu dùng đang có mặt trên thị trường, nhanh chóng tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trade marketing là chiến lược tiếp thị mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng chúng cần sự phối hợp hài hoà giữa nhiều bên khác nhau. SUPRO hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã hiểu thêm về tiếp thị thương mại cũng như các tips để nâng cao hiệu quả cho chiến lược này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0904383198 để được tư vấn nhanh chóng.