Hiện nay, Facebook là một trong những nền tảng kinh doanh đầy tiềm năng cho mọi loại hình doanh nghiệp hiện nay. Nhưng làm thế nào để tối ưu fanpage, nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng? Bạn hãy cùng Supro tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chi tiết
- 1. Tối ưu tên fanpage
- 2. Chỉnh sửa phần giới thiệu để tối ưu hóa fanpage
- Mục giới thiệu hay mô tả của fanpage bao gồm: Mô tả ngắn và chi tiết.
- 3. Tối ưu lĩnh vực hoạt động
- 4. Cập nhật thông tin trang nhanh chóng
- 5. Tối ưu fanpage bằng các tab hỗ trợ
- 6. Thêm CTA
- 7. Nâng cao chất lượng hình ảnh để tối ưu fanpage
- 8. Xây dựng backlink cho fanpage
- 9. Cài đặt bộ lọc các bình luận spam
- 10. Thiết lập tính năng trả lời tự động
1. Tối ưu tên fanpage
Tên fanpage là yếu tố đầu tiên khiến người dùng nhớ đến bạn giữa hàng tỷ người dùng. Không chỉ vậy, chúng còn là yếu tố rất quan trọng trong công cuộc xây dựng thương hiệu sau này. Một cái tên đơn giản, gắn liền với sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp sẽ là lựa chọn hoàn hảo để bạn đặt tên fanpage.
2. Chỉnh sửa phần giới thiệu để tối ưu hóa fanpage
Mục giới thiệu hay mô tả của fanpage bao gồm: Mô tả ngắn và chi tiết.
Tại phần mô tả ngắn, bạn nên đặt các từ khóa về lĩnh vực kinh doanh hoặc hoạt động chính của doanh nghiệp. Còn phần mô tả chi tiết, bạn cần nói sơ qua về doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tối ưu fanpage chúng ta hãy sử dụng thêm một số từ khoá phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.

3. Tối ưu lĩnh vực hoạt động
Trong công cuộc tối ưu hoá fanpage chúng ta không thể bỏ qua việc chỉnh sửa lĩnh vực hoạt động. Thay vì để quá nhiều lĩnh vực, bạn chỉ nên thể hiện 3 lĩnh vực chính của doanh nghiệp trên fanpage. Ngoài ra, việc tối ưu này giúp cho facebook dễ dàng đề xuất bạn đến với những người dùng có nhu cầu.
4. Cập nhật thông tin trang nhanh chóng
Thông tin trang trên fanpage có nhiệm vụ cung cấp cho người dùng những một số thông tin cần thiết về bạn bao gồm:
- Link website chính thức.
- Địa chỉ doanh nghiệp.
- Bản quyền.
- Giờ làm việc.
- Email liên hệ.
- Số điện thoại.
- Chính sách quyền riêng tư.
Nhằm hạn chế tình trạng khách hàng không thể liên lạc với doanh nghiệp bạn cần cập nhật những thông tin này mỗi khi có sự thay đổi. Điều này sẽ góp phần giúp bạn nhận được những đánh giá tích cực của khách hàng và người dùng Facebook.

5. Tối ưu fanpage bằng các tab hỗ trợ
Bên cạnh những tab cơ bản như: Giới thiệu, ảnh, video,… Facebook còn cung cấp rất nhiều tab khác hỗ trợ hoạt động fanpage. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng quá nhiều tab, điều này tạo cho người xem cảm giác bị ngợp thông tin. Thay vào đó, chúng ta chỉ nên sử dụng những tab phù hợp với định hướng phát triển fanpage.
6. Thêm CTA
Để tối ưu fanpage, thu hút khách hàng tự nhiên các doanh nghiệp nên cài đặt thêm CTA đầu tang. Dựa vào mục đích của từng fanpage, bạn sẽ đặt nút kêu gọi hành động phù hợp. Chúng có thể là:
- Gửi tin nhắn.
- Gọi.
- Đặt lịch hẹn.
- Đăng ký.

7. Nâng cao chất lượng hình ảnh để tối ưu fanpage
Một trong những yếu tố không thể thiếu trên fanpage chính là hình ảnh. Thông thường, mọi người sẽ ghi nhớ hình ảnh lâu hơn những thông tin bạn cung cấp trong bài viết. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng hình ảnh sẽ giúp bạn tối ưu fanpage, tăng traffic nhanh chóng.
Để làm được điều này, bạn hãy tuân thủ theo kích thước từng ảnh trên Facebook như sau:
- Ảnh đại diện: 170 x 170 pixel hoặc 128 x 128 pixel.
- Ảnh bìa: 820 x 312 pixel hoặc 640 x 360 pixel.
- Ảnh bài viết: 900 x 900 pixel hoặc 1200 x 1200 pixel.
8. Xây dựng backlink cho fanpage
Trong thuật toán của Google, trang có nhiều liên kết trở về sẽ được công cụ đánh giá cao hơn những trang khác. Vậy nên, xây dựng backlink mạnh cũng là việc không thể bỏ qua trong công cuộc tối ưu fanpage. Khi đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, bạn cũng sẽ dễ tiếp cận với nhiều người dùng hơn.

9. Cài đặt bộ lọc các bình luận spam
Các bình luận spam ngày càng xuất hiện phổ biến trên nền tảng Facebook. Điều này gây ảnh hưởng rất xấu đến tình trạng fanpage cũng như trải nghiệm khách hàng trên trang của bạn. Nhằm hạn chế tối đa sự xuất hiện của các bình luận spam bạn cần cài đặt bộ lọc comment cho fanpage của mình.
10. Thiết lập tính năng trả lời tự động
Hầu hết các fanpage hiện nay đều thiết lập tính năng trả lời tự động nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng. Những con chatbot thông minh sẽ giúp bạn trả lời tin nhắn khách hàng 24/24 theo kịch bản có sẵn. Nhờ đó, bạn sẽ không bị bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của mình.

Nếu muốn phát triển doanh nghiệp trên Facebook bạn không thể bỏ qua việc tối ưu fanpage. SUPRO hy vọng qua bài viết này bạn đã lựa chọn được một số cách tối ưu phù hợp với trang của doanh nghiệp.