Tất cả các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay đều hướng đến việc tối giản quy trình sản xuất và nâng cao hiệu quả bằng chiến lược đẩy và kéo. Tuy nhiên để biết chiến lược nào tốt hơn bạn hãy cùng Supro so sánh chuỗi cung ứng đẩy và kéo ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung chi tiết
1. Chiến lược đẩy và kéo trong chuỗi cung ứng là gì?
Chiến lược đẩy và kéo là một trong những phương pháp quản lý chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hoá quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả công việc,… Ngoài ra, chúng còn có nhiệm vụ đảm bảo hiệu quả chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, tối ưu hoá tồn kho.
2. Đặc điểm của chiến lược đẩy
Chiến lược đẩy trong chuỗi cung ứng sẽ dựa trên nhu cầu của khách hàng, tình hình thị trường để điều chỉnh mức độ tồn kho sao cho phù hợp. Nhờ đó, chúng ta có thể chuẩn bị được số lượng hàng cần sử dụng mà không bị dư quá nhiều so với thực tế.
2.1 Ưu điểm của Push strategy
Push strategy có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng kịp thời. Bên cạnh đó, chúng còn dự báo được lượng hàng cần thiết để điều chỉnh tiến độ sản xuất.
2.2 Nhược điểm
Nếu chúng ta dự tính không chính xác có thể dẫn đến tình trạng tồn kho cao. Từ đó bạn sẽ mất thêm chi phí cho việc sản xuất và quản lý kho.
3. Đặc điểm của chiến lược kéo
Khác với chiến lược đẩy, chiến lược kéo là phương pháp quản lý chuỗi cung ứng dựa trên nhu cầu khách hàng.
3.1 Ưu điểm
Pull strategy có khả năng thay đổi linh hoạt theo từng đơn đặt hàng của khách. Nhờ đó, chi phí tồn kho và lưu trữ sẽ được giảm đi đáng kể. Nếu bạn triển khai chúng hiệu quả đây cũng sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
3.2 Nhược điểm
Tuy nhiên, do không chuẩn bị hàng trước nên thời gian hoàn thành và giao hàng sẽ lâu hơn so với push strategy. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả khách hàng và doanh nghiệp.
4. So sánh chuỗi cung ứng đẩy và kéo
Để có cái nhìn khách quan hơn về hai chiến dịch này bạn hãy tham khảo bảng so sánh chuỗi cung ứng đẩy và kéo sau đây.
Pull Strategy | Push Strategy | |
Đặc điểm | Sản xuất dựa theo đơn đặt hàng của khách hàng. | Dự đoán và chuẩn bị trước theo nhu cầu khách hàng và tình hình thị trường. |
Quá trình sản xuất | Thu thập yêu cầu của khách hàng. | Nghiên cứu và dự báo nhu cầu hàng hoá. |
Khả năng đáp ứng | Có thể thay đổi linh hoạt theo nhu cầu. | Không thể thay đổi và đáp ứng nhanh chóng. |
Tính xác thực | Dựa trên đơn đặt hàng của khách nên có tính chính xác cao. | Dựa theo kế hoạch sản xuất đã đề ra nên có thể gây ra tồn kho, mất thêm phí phí sản xuất. |
Cơ chế điều chỉnh | Điều chỉnh hàng theo yêu cầu của khách. | Thay đổi sản xuất theo dự báo của doanh nghiệp |
Sau khi so sánh chuỗi cung ứng đẩy và kéo bạn có thể thấy để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất chúng ta nên kết hợp cả hai chiến dịch này. Chúng sẽ giúp doanh nghiệp vừa có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vừa giải quyết được vấn đề tồn kho và tối ưu chi phí sản xuất.
5. Cách triển khai chuỗi cung ứng đẩy và kéo.
Có thể nói chuỗi cung ứng đẩy và kéo là giải pháp tối ưu nhất trong kinh doanh đối với các nhà sản xuất. Để triển khai chiến lược đẩy và kéo hiệu quả bạn có thể thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu, phân tích thị trường
Trước khi thực hiện kế hoạch các doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu phân tích khách hàng, xu hướng thị trường, đối thủ,… Từ đó bạn có thể tìm được tệp người dùng tiềm năng cũng như những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong tương lai.
Bước 2: Lập kế hoạch cho chiến lược đẩy và kéo
Dựa vào những thông tin đã tìm hiểu được ở trên, chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành lập kế hoạch cho chiến lược đẩy và kéo. Khi này bạn cần dự tính số lượng hàng cần chuẩn bị trước nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng hiện tại.
Bước 3: Thực hiện chiến lược
Thông qua dự tính tại bước 2, doanh nghiệp sẽ bắt đầu thực hiện sản xuất với mục tiêu tối ưu hóa hàng tồn kho và giảm thiểu chi phí sản xuất.
Bước 4: Đo lường kết quả, điều chỉnh kế hoạch bằng cách so sánh chiến lược đẩy và kéo
Để có những phương án cải tiến chiến lược hiệu quả bạn cần so sánh hiệu quả của hai chiến lược. Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy những điểm mạnh cần phát huy cũng như những hạn chế còn tồn tại để cải thiện chuỗi cung ứng cho phù hợp.
Qua bài viết này Supro hy vọng bạn đã nắm được những điểm mạnh và điểm yếu của Pull & Push strategy qua bảng so sánh chuỗi cung ứng đẩy và kéo của chúng tôi. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu những rủi ro không đáng có chúng ta nên kết hợp hài hoà cả hai chiến lược để quản lý chuỗi cung ứng.